Cách Xử Lý Da Bị Phồng Rộp Đau Rát

Da bị phồng rộp đau rát do đâu mà bị, có những dấu hiệu gì, phải xử lý như thế nào? Hãy cùng trả lời các câu hỏi đó cùng Đức Thịnh Đường trong bài viết sau!

Da bị phồng rộp đau rát là như thế nào?

Rộp da (phồng da) là tình trạng xuất hiện các vết phồng trên da chứa chất lỏng. Vết  phồng rộp có nhiều kích cỡ khác nhau, từ bé như đầu kim cho tới đường kính trên 1,3cm.

Các vết rộp da xuất hiện của yếu ở lòng bàn chân, gót chân và tay. Bất kỳ ai cũng có thể bị phồng rộp da, nhưng các vận động viên có nguy cơ cao hơn.

Nguyên nhân gây rộp da

Có nhiều nguyên nhân khiến da bị phồng rộp mụn nước, trong đó các nguyên nhân chính gồm:

– Do cọ xát liên tục: Da bị cọ xát thường xuyên và liên tục trong thời gian dài với quần áo hoặc các dụng cụ thể thao dẫn tới bị phồng rộp.

– Tiếp xúc với côn trùng: Rộp da ở trẻ sơ sinh và người lớn có thể do tiếp xúc với một số côn trùng như bướm, rết, kiến ba khoang…

– Do bệnh lý: Bị rộp da tay, rộp da lòng bàn chân có thể liên quan đến các bệnh lý da liễu như: bệnh Pemphigus, Herpes rộp nước, zona thần kinh, viêm da tiếp xúc, ly thượng bì bóng nước, tổ đỉa, ghẻ nước, thủy đậu, tay chân miệng ở trẻ em. Thông tin này cũng là giải đáp cho thắc mắc chân/tay bị rộp da là bệnh gì.

da-bi-phong-rop-dau-rat

Một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc phồng rộp da tay chân:

– Tiếp xúc với hơi nước, lửa hoặc chạm vào bề mặt nóng.

– Dị ứng.

– Tiếp xúc với các chất kích thích.

– Thời tiết cực lạnh.

– Phản ứng thuốc: Nhiều người da bị phồng rộp ngứa như là một phản ứng với thuốc. Nếu bị phồng da tay chân khi đang uống thuốc, hãy ngừng uống thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Biểu hiện của rộp da

Các biểu hiện và triệu chứng khi bị rộp da mặt/tay/chân như sau:

– Vùng da bị rộp tấy đỏ.

– Cảm giác nóng rát tại vùng da bị phồng rộp.

– Vùng da bị phồng rộp đau rát và ngứa.

– Bên trong vết phồng rộp trên da có chứa chất lỏng.

– Nổi mụn nước.

da-bi-phong-rop-dau-rat

Vùng da bị rộp tấy đỏ, đau và ngứa.

Hầu hết tình trạng phồng rộp da có thể tự khỏi sau 3-7 ngày mà không cần điều trị. Nhưng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sĩ ngay:

– Vùng da bị rộp đỏ vô cùng đau đớn và có xu hướng lan rộng.

– Tình trạng da bị rộp nước kéo dài 3-5 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Da bị phồng tái phát liên tục.

– Da bị phồng nước nhiễm trùng có mủ xanh lá cây hoặc vàng kèm theo cảm giác nóng, tấy đỏ và đau.

– Da bị rộp ngứa ở khu vực mí mắt, trong miệng.

– Da bị rộp đỏ ngứa sau khi bị bỏng nước sôi, cháy nắng hoặc sau khi tiếp xúc với hóa chất.

Người bị rộp da chân tay mệt mỏi, không thể ăn uống được.

Cách chữa rộp da hiệu quả và an toàn

Bác sĩ chẩn đoán nốt phồng rộp da chân tay dựa vào quan sát bề ngoài, vị trí của vùng da bị phồng rộp và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân bị rộp da chân tay sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho từng người bệnh.

1. Điều trị bằng thuốc

Bị rộp da bôi thuốc gì? Hầu hết bệnh nhân khi bị rộp da và ngứa, bác sĩ sẽ chỉ định dùng nước sát trùng để làm sạch các vùng lở loét, ngăn nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng là nước muối sinh lý, hồ keo, Hydrogen peroxide, Povidone. Hoặc thuốc tím để bôi ngoài phòng ngừa viêm nhiễm.

Bệnh nhân không nên lạm dụng sử dụng các dung dịch sát khuẩn này. Vì có thể bào mòn da. Đặc biệt, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng.

da-bi-phong-rop-dau-rat

Dùng nước sát trùng để làm sạch các vùng lở loét và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

2. Điều trị tại nhà

Với các trường hợp rộp da tay chân nhẹ và mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng một số phương pháp đơn giản sau:

– Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng da bị phồng rộp hàng ngày.

– Có thể chườm lạnh lên vùng da bị phồng rộp để giả đau.

– Tuyệt đối không gãi ngứa ở các vùng da bị sưng phồng nổi mụn nước vì sẽ làm vỡ mụn, chảy dịch ra ngoài và lây lan ra xung quanh.

– Tránh vận động mạnh và cọ sát ở các vùng da tổn thương vì có thể làm vỡ mụn nước.

– Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày nhưng cần tránh dùng sữa tắm có độ PH cao vì có thể gây nhiễm trùng.

– Hạn chế làm các công việc nặng học gây toát mồ hôi và tiếp xúc với những vùng da bị phồng rộp.

– Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

– Tăng cường ăn nhiều rau củ và hoa quả để bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết.

– Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, lông chó mèo…

– Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Nếu bạn cần giải đáp hoặc đặt lịch khám các thông tin về việc da bị nổi mẩn đỏ. Hãy liên hệ ngay với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *