Hội chứng đại tràng kích thích (IBS – Irritable Bowel Syndrome) là một rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các triệu chứng của nó có thể rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hội chứng đại tràng kích thích.
Hội chứng đại tràng kích thích là gì?
Hội chứng đại tràng kích thích còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt, hội chứng đại tràng chức năng, rối loạn cơ năng ống tiêu hóa…
Hội chứng đại tràng kích thích là một rối loạn mãn tính ảnh hưởng đến ruột già. Rối loạn này gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Không giống như các bệnh lý viêm ruột khác như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn, IBS không gây ra tổn thương thực thể ở ruột. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những phiền toái lớn đối với người bệnh.
Nguyên nhân gây đại tràng kích thích
Nguyên nhân gây bệnh đại tràng kích thích vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ghi nhận một vài cơ chế có liên quan đến hội chứng này như sau:
– Rối loạn hệ thần kinh não – ruột: Nhu động dạ dày và đường ruột được kiểm soát bởi hệ thần kinh não – ruột. Do đó, khi cơ quan này bị rối loạn, dạ dày hoặc đại tràng có thể tăng hoặc giảm nhu động bất thường và làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
– Rối loạn nhu động ruột: Nhu động đại tràng quá nhanh hoặc quá chậm làm hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, táo bón… và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đại tràng kích thích.
– Tăng tính thấm của ruột: Các nghiên cứu cho thấy, khả năng thẩm thấu của ruột tăng lên làm tăng nguy cơ rối loạn nhu động ruột. Từ đó dẫn đến bệnh đại tràng kích thích.
– Thay đổi hệ vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng đột ngột có thể là nguyên nhân khiến đại tràng co thắt bất thường. Thực tế cho thấy, những người mắc bệnh lý này đều có chế độ ăn ít chất xơ, không bổ sung probiotic và lạm dụng thuốc kháng sinh.
– Các yếu tố khác: Nguy cơ mắc hội chứng đại tràng kích thích tăng lên đáng kể khi có những yếu tố như căng thẳng, thức khuya, suy nhược, làm việc quá sức, chế độ ăn không lành mạnh, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên bị nhiễm khuẩn đường ruột….
Triệu chứng nhận biết đại tràng kích thích
Hội chứng đại tràng co thắt cần được khám chẩn đoán và đánh giá cẩn thận để loại trừ các bệnh lý ác tính và nguy hiểm khác của hệ tiêu hóa. Ví dụ như: ung thư đại tràng, viêm đại tràng xuất huyết mãn tính, nhiễm khuẩn đường ruột…. Bệnh đại tràng kích thích diễn tiến lâu trong hàng tháng, thậm chí kéo dài nhiều năm. Hai triệu chứng chính của hội chứng này là đau bụng và rối loạn đại tiện.
1. Đau bụng
Bên cạnh những cảm giác đầy bụng, đầy hơi… gây khó chịu, người bệnh xuất hiệu triệu chứng đau bụng. Đau bụng thường là đau quặn thắt, đột ngột. Nhưng cũng có khi báo hiệu trước đó 4-5 phút bằng biểu hiện đau nhẹ, râm ran. Khi đau bụng, người bệnh có cảm giác mót đại tiện và phải đi tiêu ngay.
Cơn đau thường xuất hiện ngay sau bữa ăn hoặc khi người bệnh có sự chấn động về mặt tâm lý. Ở nữ giới, đau bụng còn có thể xuất hiện trong thời gian gần kỳ kinh nguyệt. Đau bụng có thể diễn ra trong 1-2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Vị trí đau bụng thường không cố định. Người bệnh có thể bị đau ở vùng bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Đặc biệt, đau bụng do đại tràng kích thích sẽ giảm bớt hoặc hết hẳn sau khi trung tiện hoặc đại tiện và người bệnh có thể sinh hoạt trở lại bình thường.
2. Rối loạn đại tiện
Phổ biến nhất là tiêu chảy, nhưng cũng có khi đi ngoài kiểu “phân sống” thành khuôn sệt sệt. Một dạng khác là táo bón. Người bệnh 2-3 ngày mới đi tiêu một lần. Có thể xuất hiện dịch nhầy trong phân nhưng không có máu. Tiêu chảy hoặc táo bón có thể xảy ra xen kẽ từng đợt hoặc đơn độc.
Rối loạn đại tiện thường xảy ra vào buổi sáng, sau khi ăn điểm tâm, ít gặp vào ban đêm. Người bệnh có thể bị tiêu chảy liên tiếp 2-3 lần hoặc nhiều hơn. Sau đó trở lại bình thường cả ngày.
Rối loạn thói quen đi tiêu có thể kéo dài hàng tháng, sau đó tự động hết mà không cần điều trị.
3. Các dấu hiệu khác
Ngoài hai triệu chứng đặc trưng trên, người mắc bệnh đại tràng kích thích cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc mất ngủ. Tuy nhiên, thân nhiệt người bệnh luôn ổn định, không sốt. Các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp X-quang ổ bụng, nội soi ống tiêu hóa… đều cho kết quả bình thường.
Việc không tìm ra nguyên nhân kèm theo các triệu chứng bệnh tái diễn trong thời gian dài càng khiến người bệnh chán nản, lo âu, chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Nếu người bệnh chủ động ăn uống kiêng khem không có sự tư vấn của bác sĩ khiến cơ thể ngày càng trở nên gầy yếu, suy nhược.
Cách điều trị bệnh đại tràng kích thích
1. Dùng thuốc
Cả Đông y lẫn Tây y đều gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh đại tràng kích thích vì không thể chữa khỏi dứt điểm. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng việc chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Do vậy, việc điều trị chỉ tập trung chủ yếu vào hạn chế triệu chứng. Tùy theo triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, thuốc có thể được chỉ định bao gồm các loại sau:
- Thuốc điều hòa nhu động ruột;
- Thuốc giảm co thắt nếu bệnh nhân đau bụng nhiều;
- Tiêu chảy thường xuyên thì dùng Loperamide, Diarsed, Lomotil…
- Một số thuốc an thần, chống trầm cảm.
2. Thay đổi lối sống
Các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân chủ động phòng bệnh và góp phần cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi lối sống hợp lý và khoa học hơn. Chẳng hạn như:
- Tránh suy nghĩ căng thẳng;
- Không làm việc quá sức;
- Tạo thói quen đi tiêu đúng giờ mỗi ngày;
- Tập thể dục – thể thao thường xuyên, ví dụ đi bộ, bơi lội,…;
- Tập thở sâu theo phương pháp dưỡng sinh hoặc các biện pháp thư giãn tinh thần khác.
3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Người mắc bệnh đại tràng kích thích cũng phải điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho lành mạnh và điều độ.
- Không lạm dụng rượu bia;
- Kiêng thực phẩm dễ gây kích thích, như có vị chua, cay, cà phê, và những thức ăn sinh hơi;
- Hạn chế sữa và sản phẩm từ sữa, đồ ăn tanh như hải sản, dầu mỡ, hoặc trứng… nếu bị rối loạn tiêu hóa.
- Ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no và chia nhỏ khẩu phần để giảm bớt đại tràng co thắt.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về hội chứng đại tràng kích thích và cách điều trị bệnh hiệu quả. Đây là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bệnh lại có đặc tính dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát. Người bệnh cần chủ động đi khám và xây dựng phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp để kiểm soát bệnh triệt để.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh đại tràng hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi. Tham khảo sản phẩm thuốc trị đại tràng của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông