Nổi mề đay ở vùng mặt là một tình trạng viêm da dị ứng phổ biến. Có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như xước da, nhiễm trùng và để lại sẹo. Bài viết này Đức Thịnh Đường sẽ giải đáp cho bạn về câu hỏi bệnh nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không cũng như cách chữa trị bệnh nhé!
Bệnh nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay ở mặt là một hiện tượng da có những nốt mẩn ngứa mang đến cảm giác khó chịu, bứt rứt và gây ảnh hưởng thẩm mỹ trên gương mặt của người bệnh.
Theo thống kê tại Việt Nam có ít nhất khoảng 20% dân số người Việt đều mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. 90% người mắc mề đay cấp tính với thời gian dưới 6 tuần. Tuy nhiên, bệnh lý này thường có xu hướng tiến triển nhanh. Chỉ trong 1 thời gian ngắn vì vậy bạn cần xử lý sớm khi có triệu chứng phát bệnh.
Có gây nguy hiểm hay không?
Nổi mề đay ở trên da mặt là bệnh dễ xử lý. Không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đến tính mạng con người. Nhưng nếu bệnh lý không được phát hiện sớm, khắc phục đúng cách thì bệnh nhân sẽ bị những cơn ngứa gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Khiến họ mất tự tin khi giao tiếp.
Nổi mề đay ở mặt không xử lý kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như sốt cao, cổ họ bị sưng, khó thở. Thậm chí có thể gây tử vong đối với trẻ nhỏ. Do đó, ngay khi có những triệu chứng bất thường người bệnh hãy chủ động đến cơ sở y tế để khám và tìm ra hướng xử lý kịp thời.
Nguyên nhân ra gây bệnh
Mề đay do dị ứng
Mề đay xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một chất nào đó mà cơ thể nhận định là “nguy hiểm”. Mặc dù thực tế chất đó hoàn toàn vô hại. Các chất này được gọi là dị nguyên.
Các dị nguyên thường gặp gây mề đay:
- Thực phẩm: Hải sản, trứng, đậu phộng, sữa, các loại hạt, trái cây họ dâu, đồ uống có ga.
- Thuốc: Kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid… có thể gây ra phản ứng dị ứng và nổi mề đay.
- Chất lỏng: Nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa.
- Vải: Vải tổng hợp, len, lông động vật có thể gây kích ứng da ở những người nhạy cảm.
- Phấn hoa, bụi nhà: Những người bị dị ứng phấn hoa, bụi nhà thường dễ bị nổi mề đay khi tiếp xúc với các tác nhân này.
Mề đay do thời tiết
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Có thể khiến da không kịp thích nghi. Gây ra tình trạng nổi mề đay. Ngoài ra, những người có làn da khô, hàng rào bảo vệ da yếu cũng dễ bị kích ứng và nổi mề đay. Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ không thể bỏ qua. Mề đay toàn thân thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu dữ dội.
Mề đay do côn trùng cắn
Nhiều loài côn trùng có nọc độc có thể gây ra phản ứng dị ứng ở người. Biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy. Sâu bọ, kiến ba khoang là những “thủ phạm” thường gặp. Ngay cả những loài côn trùng không có nọc độc cũng có thể gây kích ứng da ở những người có làn da nhạy cảm. Vết cắn của côn trùng thường gây cảm giác nóng rát, ngứa ngáy. Và có thể lan rộng thành các mẩn đỏ. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.
Phương pháp điều trị bệnh
Sử dụng thuốc Tây Y điều trị mề đay
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị nổi mề đay thường tập trung vào việc giảm ngứa, giảm viêm và ức chế phản ứng dị ứng. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:
- Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị mề đay. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của histamin, một chất hóa học trong cơ thể gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, sưng.
- Kháng histamin thế hệ 1: Có tác dụng nhanh nhưng gây buồn ngủ. Ví dụ: Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine.
- Kháng histamin thế hệ 2: Ít gây buồn ngủ hơn, thường được sử dụng lâu dài. Ví dụ: Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine.
- Corticosteroid: Được sử dụng trong các trường hợp mề đay nặng, mạn tính hoặc không đáp ứng với các loại thuốc khác. Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm sưng và ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong các trường hợp mề đay mạn tính, nguyên nhân do tự miễn.
Lưu ý, thuốc Tây dùng khi bị nổi mề đay nặng có thể gây dị ứng và tổn hại đến là da. Chính vì vậy, người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng.
Xử lý bằng phương pháp dân gian
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc Tây Y , người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian để giảm các triệu chứng mề đay một cách tự nhiên. Các bài thuốc dân gian sau đây có thể giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu của mề đay:
1. Dùng lá trầu không
Lá trầu không là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng để điều trị mề đay. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da. Lá trầu không giúp giảm ngứa, sưng đỏ và làm dịu các nốt mẩn đỏ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá trầu không bằng cách giã nát rồi đắp lên vùng da bị mề đay, hoặc đun lá trầu không để tắm.
2. Dùng lá khế
Lá khế, một vị thuốc dân gian quen thuộc, từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Trong đó, khả năng làm dịu da, giảm viêm và kháng khuẩn của lá khế được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh ngoài da như mề đay. Thành phần trong lá khế chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa. Giúp làm dịu các nốt mẩn đỏ, giảm ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình phục hồi da. Để tận dụng tối đa lợi ích của lá khế, bạn có thể dùng lá tươi giã nát đắp lên vùng da bị mề đay, hoặc đun lá khế lấy nước để tắm.
3. Dùng nha đam
Nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất. Có tác dụng làm dịu da, giảm viêm, kháng khuẩn, giúp phục hồi làn da bị tổn thương. Gel nha đam tươi khi thoa trực tiếp lên vùng da bị mề đay sẽ làm giảm ngứa, sưng đỏ và kích ứng. Ngoài ra, nha đam còn cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mềm mại và mịn màng hơn.
Cách sử dụng: Lấy gel nha đam tươi thoa trực tiếp lên vùng da bị mề đay. Mát-xa nhẹ nhàng để gel thẩm thấu vào da. Để khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Nên chọn nha đam tươi, sạch và không bị nhiễm khuẩn. Nếu da bạn nhạy cảm, hãy thử một lượng nhỏ gel nha đam lên một vùng da nhỏ trước khi thoa lên toàn bộ vùng da bị mề đay.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về nguyên nhân và cách giảm các triệu chứng của bệnh mề đay ở mặt. Tuy nhiên, để có được phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến da liễu hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông