Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể tự khỏi khi lớn lên. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh vẫn tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành. Dù ở độ tuổi nào, bệnh đều gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp bệnh có thể gây ra biến chứng mặc dù ít nguy hiểm. Sau đây Đức Thịnh Đường sẽ chỉ ra những biến chứng của viêm da cơ địa mà bạn cần cảnh giác để kiểm soát tình trạng bệnh nhé!
1. Bệnh viêm da cơ địa: nguyên nhân và triệu chứng
Viêm da cơ địa là một bệnh da mãn tính thường gặp. Gây ra tình trạng da khô, ngứa, đỏ. Nếu càng gãi (để giảm ngứa) thì càng làm da bị chấn thương, trầy xước gây nhiễm trùng da. Bệnh này thường bắt đầu ở trẻ em và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Mặc dù chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng với điều trị đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát tốt. Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.
Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?
Các chuyên gia da liễu cho biết viêm da cơ địa có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền. Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng thường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều này cho thấy, viêm da cơ địa có thể được xem như một phần của hội chứng dị ứng. Ngoài ra nguyên nhân gây ra bệnh này cũng thường đi kèm với các bệnh dị ứng khác như:
- Một số tác nhân từ môi trường: Xà phòng, chất tẩy rửa, vải thô ráp, mồ hôi. Nhiệt độ thay đổi đột ngột đều có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm bệnh.
- Dị ứng với các dị nguyên: Bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, thức ăn (trứng, sữa, đậu phộng,…).
- Vi khuẩn, nấm hoặc virus có thể xâm nhập vào các vết nứt trên da và gây nhiễm trùng, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Căng thẳng, rối loạn nội tiết, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng viêm da cơ địa
Ở mỗi giai đoạn phát triển của bệnh, các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ có sự thay đổi khác nhau:
- Trong giai đoạn cấp tính của viêm da cơ địa, da xuất hiện những mảng đỏ không rõ ràng, sưng lên thành từng nốt hoặc mảng. Trên những vùng da này, sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, vỡ ra và tiết dịch. Khác với các giai đoạn khác, ở giai đoạn này, da thường không bị vảy. Thay vào đó, da bị sưng phù, chảy dịch và hình thành những lớp vảy tiết. Các vị trí thường bị ảnh hưởng bao gồm mặt, trán, các nếp gấp của tay chân, gáy, mi mắt, cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể lan rộng ra toàn bộ tay, chân và thân mình.
- Giai đoạn bán cấp, bệnh biểu hiện với các triệu chứng nhẹ hơn. Da không phù nề, tiết dịch.
- Ở giai đoạn mãn tính, da trở nên dày, sẫm màu, có các vết nứt gây đau đớn. Trẻ nhỏ thường khóc nhiều, bỏ ăn, ngủ không ngon vì ngứa ngáy. Những tổn thương này hay xuất hiện ở những vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, cổ, gáy.
2. Cảnh giác với các biến chứng của bệnh
Dù không đe dọa tính mạng, viêm da cơ địa nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều phiền toái. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc gãi liên tục do ngứa không chỉ khiến bệnh trở nên mãn tính, để lại sẹo xấu mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Trẻ em mắc bệnh thường quấy khóc, chán ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Ở người lớn, bệnh có thể gây ra tâm lý lo âu, tự ti, giảm hiệu quả công việc và học tập.
Các biến chứng của viêm da cơ địa:
– Suy giảm chất lượng cuộc sống: Ngứa kéo dài khiến người bệnh gãi nhiều. Gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn như tụ cầu vàng và mủ xanh xâm nhập. Dần dần gây nhiễm trùng. Các vết mụn mủ xuất hiện, khó điều trị và có thể lây lan ra toàn thân. Một số chủng vi khuẩn này đã kháng nhiều loại kháng sinh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
– Để lại nhiều hậu quả như sẹo, da sần sùi, mẩn đỏ, dày sừng,
– Viêm nhiễm lan rộng đến các vùng nhạy cảm như dây thần kinh, mắt và mặt có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Từ đau nhức cơ thể, đau đầu kéo dài đến các vấn đề về thị lực.
– Ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác (hen, viêm mũi dị ứng…) trên người có cơ địa dị ứng.
3. Phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa
Tuy không có cách phòng bệnh triệt để vì da của những người mắc bệnh viêm da cơ địa thường rất nhạy cảm nhưng có một số biện pháp có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu việc bệnh viêm da cơ địa tái phát và kéo dài:
- Dưỡng ẩm thường xuyên: Đây là bước quan trọng nhất để duy trì hàng rào bảo vệ da. Ngăn ngừa mất nước và giảm ngứa. Nên chọn các loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu, chất tạo màu và có chỉ số dưỡng ẩm cao.
- Tắm nước ấm và hạn chế thời gian tắm: Nước nóng và xà phòng có thể làm khô da, kích thích ngứa. Vì vậy, nên tắm bằng nước ấm. Hạn chế thời gian tắm và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ.
- Mặc quần áo bằng chất liệu cotton: Cotton là chất liệu tự nhiên, thấm hút mồ hôi tốt, ít gây kích ứng da. Tránh mặc quần áo bằng chất liệu tổng hợp, len hoặc vải thô ráp.
- Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng: Mỗi người có những chất kích ứng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu và tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng cho da của mình như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, chất tẩy rửa mạnh, một số loại thực phẩm…
- Giữ móng tay sạch và cắt ngắn: Móng tay dài và bẩn có thể làm trầy xước da, gây nhiễm trùng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
- Tránh gãi: Gãi sẽ làm tổn thương da, gây nhiễm trùng và khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Kết luận
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh viêm da cơ địa nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc tự điều trị tại nhà có thể gây ra nhiều rủi ro không đáng có.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến da liễu hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông