Nhiệt miệng là gì? Nhiệt miệng, còn được gọi là loét miệng, là những vết loét nhỏ và nông xuất hiện bên trong miệng hoặc trên nướu. Chúng thường gây ra đau đớn và khó chịu khi ăn, uống, nói chuyện hoặc đánh răng.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu. Nhiệt miệng có tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Nhiệt miệng gây ra cảm giác nóng, đau rát và khó chịu, dẫn đến bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là khi ăn uống. Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm loét trầm trọng và nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng hình thành là do nhiệt độc ở tỳ, vị hoặc thấp nhiệt. Vì thế có thể nói nhiệt miệng bị gây ra bởi tình trạng nóng trong người. Tình trạng này thường gặp khi cơ thể ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chất béo, thay đổi nội tiết tố hoặc tích tụ nhiệt độc lâu ngày.
Theo y học hiện đại, có một vài nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng như:
- Hormone: Sự thay đổi hormone có thể gây ra nhiệt miệng. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt và khi mang thai.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là vi khuẩn gây loét dạ dày, cũng có liên quan đến sự phát triển của nhiệt miệng.
- Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng, hoặc có nhiều gluten có thể kích thích sự hình thành của nhiệt miệng.
- Thiếu hụt Vitamin: Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate (axit folic), hoặc sắt có thể dẫn đến sự phát triển của nhiệt miệng.
- Áp lực tinh thần (Stress): Căng thẳng và áp lực tinh thần cũng là những yếu tố gây ra nhiệt miệng.
- Bị tổn thương từ yếu tố ngoại quan: Không may cắn vào má gây nên tổn thương, đánh răng mạnh gây xước chảy máu đều có thể dần dần phát triển thành vết loét miệng.
Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Sử dụng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Bạn có thể dùng thuốc súc miệng có chứa carbocain hay Steroid dexamethasone có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Sử dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần cho đến khi kiểm soát được bệnh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bạn nên tránh dùng lâu dài và duy trì vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Trị nhiệt miệng bằng sữa chua
Nếu bạn bị nhiệt ở miệng do khuẩn H.pylori hoặc viêm ruột thì việc đẩy lùi loại khuẩn này sẽ giúp bạn chữa được bệnh nhiệt ở miệng. Sữa chua có men vi sinh sống lactobacillus, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp chữa khỏi lở miệng và bảo vệ dạ dày.
Trị nhiệt miệng bằng giấm táo
Giấm táo đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên đối với các vết nhiệt ở miệng. Trong giấm táo có chứa acid axetic có tác dụng diệt khuẩn. Pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1/1 và dùng chúng để súc miệng mỗi ngày. Bạn nên sử dụng loại giấm táo chất lượng cao để kết quả đạt được tốt nhất.
Sử dụng thuốc có thành phần thiên nhiên
Việc sử dụng các sản phẩm thuốc được bào chế từ dược liệu thiên nhiên sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh giống như bạn mong muốn. Tuy nhiên chúng không để lại tác dụng phụ. Điều này giúp bạn an tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc nhiệt miệng là gì của bạn. Nhiệt miệng là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Nhưng chúng ta có thể phòng ngừa và điều trị tình trạng này hiệu quả bằng các biện pháp tự nhiên và thay đổi lối sống. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và giảm thiểu tác động của nhiệt miệng. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến nhiệt miệng hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé. Tham khảo các sản phẩm thuốc điều trị nhiệt miệng của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông