Hướng Dẫn Trị Nhiệt Miệng Tại Nhà Hiệu Quả

Nhiệt miệng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn. Việc trị nhiệt miệng tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình lành vết loét và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các phương pháp trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.

1. Dùng nước súc miệng

Các loại nước súc miệng được bán trên thị trường đa phần chứa chlorhexidine hoặc NaCl 0.9% giúp làm lành vết loét, giảm cơn đau và ngăn ngừa nhiễm thêm các vi khuẩn khác trong quá trình lành vết thương.

Bên cạnh đó, nước muối pha loãng có tính sát khuẩn cao, làm khô nhanh các vết viêm loét và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây nhiệt miệng. Súc miệng nước muối 3 – 4 lần/ngày, đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau bữa ăn.

tri-nhiet-mieng-tai-nha-01

2. Dùng mật ong

Mật ong là dược liệu tự nhiên được dùng trong nhiều bài thuốc với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Tác dụng này được sử dụng trong điều trị nhiệt miệng, thúc đẩy làm lành nhanh vết viêm loét ở miệng. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn có thể thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng miệng bị nhiệt miệng. Thực hiện quy trình này 2-3 lần/ngày.

3. Sử dụng sữa chua

Một vài nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là do vi khuẩn H.pylori gây ra. Do đó, ăn sữa chua chứa lợi khuẩn có thể giúp lành các vết loét ở miệng.

Bạn nên bổ sung đều đặn mỗi ngày 1 hộp sữa chua để tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng biến mất.

4. Dùng baking soda

Baking soda (bột nở) có khả năng cân bằng pH của khoang miệng trong khoảng 7 – 7,4 từ đó giúp nhanh lành các vết loét miệng. Cách pha baking soda bạn dùng 1 thìa cà phê bột hòa tan trong ½ cốc nước ấm. Sau đó ngậm dung dịch trong miệng khoảng 1 phút rồi nhổ ra. Nên thực hiện khoảng 3 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả điều trị.

5. Sử dụng dầu dừa chữa nhiệt miệng

Trong dầu dừa có chứa acid lauric có tính kháng khuẩn, giảm sưng đau và giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể thoa dầu dừa trực tiếp lên vết loét nhiều lần trong ngày cho đến khi vết loét hoàn toàn lành hẳn.

tri-nhiet-mieng-tai-nha-02

6. Bổ sung vitamin

Để đẩy lùi các loại vi khuẩn gây nhiệt miệng, bạn cần tăng cường bổ sung các loại vitamin giúp bạn tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm giàu vitamin như trứng cá, đậu nành, sữa gạo, rau chân vịt, cải xanh, măng tây hoặc sử dụng viên uống vitamin cần thiết cho cơ thể.

7. Dùng phèn chua

Theo Y học cổ truyền, phèn chua được sử dụng như một loại thuốc có khả năng kháng viêm và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, đặc biệt trong trường hợp nhiệt miệng. Để sử dụng phèn chua để điều trị nhiệt miệng tại nhà, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Trộn phèn chua với nước để tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Bước 2: Chấm hỗn hợp vào vết loét.
  • Bước 3: Giữ yên trong 1 phút, súc miệng và thực hiện lặp lại 3 – 4 lần/ngày.

8. Dùng Cúc La Mã

Nụ hoa Cúc La Mã có chứa bisabolol và flavonoid. Đây là các chất giúp giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, bạn có thể sử dụng dùng trà Cúc La Mã 3 – 4 lần/ ngày, dùng bã trà hoặc túi lọc trà áp vào vết loét nhiều lần trong ngày.

tri-nhiet-mieng-tai-nha-03

9. Dùng giấm táo

Trong giấm táo có chứa axit axetic. Đây là chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, giúp vết nhiệt miệng chóng lành hơn. Để trị nhiệt miệng bằng giấm táo, bạn hãy pha chúng với nước theo tỉ lệ 1:1 và sử dụng để súc miệng hàng ngày.

10. Viên ngậm kẽm

Cơ thể thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Sử dụng viên ngậm kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét. Bạn dùng viên kẽm ngậm trong miệng cho đến khi tan hết hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng viên ngậm kẽm khi có hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên nghiệp.

11. Sử dụng oxy già

Oxy già là chất khử trùng mạnh giúp làm sạch vết thương, giảm cảm giác đau rát nhanh chóng. Cách chữa nhiệt miệng bằng oxy già đơn giản, bạn mua oxy già 3% từ hiệu thuốc. Sau đó pha với lượng nước phù hợp và dùng bông tăm chấm dung dịch đó lên vết loét vài lần trong ngày.

12. Dùng nước cam

Nước cam chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng phòng ngừa và trị nhiệt miệng một cách an toàn và hiệu quả. Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả, bạn có thể uống 1 – 2 cốc nước ép cam mỗi ngày.

13. Dùng dầu đinh hương

Trong tinh dầu đinh hương có hoạt chất Eugenol có tính kháng khuẩn, gây tê mạnh. Từ đó góp phần giảm đau và tăng cường quá trình lành vết loét trong miệng. Dùng dầu đinh hương chấm vào vết thương 3 – 4 lần/ ngày giúp quá trình liền vết thương diễn ra nhanh hơn.

tri-nhiet-mieng-tai-nha-04

14. Sử dụng tỏi

Trong tỏi chứa allicin. Một hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm nhiệt miệng hiệu quả. Để trị nhiệt miệng bằng tỏi, bạn chỉ cần lấy một tép tỏi bóc vỏ, cắt đôi và xoa lên vết loét khoảng 1 – 2 phút, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Kết luận

Trị nhiệt miệng tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên là cách hiệu quả để giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục. Sử dụng các loại nước muối, mật ong, nước ép lô hội, trà thảo mộc và các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua tình trạng này.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến nhiệt miệng hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé. Tham khảo các sản phẩm thuốc điều trị nhiệt miệng của chúng tôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *