Hướng Dẫn Cách Phòng Cảm Lạnh Cho Trẻ

Cảm lạnh là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa đông. Việc phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển toàn diện. Dưới đây là các cách phòng cảm lạnh cho trẻ hiệu quả.

Nguyên nhân bị cảm lạnh ở trẻ em

Cảm lạnh ở trẻ em gây ra bởi các loại virus và phổ biến nhất là virus Rhinovirus. Cảm lạnh chủ yếu lây truyền từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh. Virus có thể xâm nhập dễ dàng thông qua hô hấp và niêm mạc. Ví dụ như: mắt, mũi hoặc miệng từ những giọt bắn trong không khí khi một người nào đó đang mắc phải cảm lạnh hắt xì hoặc ho.

Nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sẽ cao hơn ở người lớn do hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ càng cao khi trẻ có các yếu tố dưới đây:

  • Trẻ trong độ tuổi đến trường, nhà trẻ.
  • Trẻ có thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi, đặc biệt, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Thời tiết lạnh, mùa thu hoặc mùa đông.
  • Trẻ mắc các bệnh nền làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

cach-phong-cam-lanh-cho-tre-01

Biến chứng có thể gây ra từ cảm lạnh ở trẻ em

Mặc dù cảm lạnh ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu trẻ không được chữa trị kịp thời có thể gặp các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Viêm phổi

Đây là biến chứng khá nguy hiểm đối với trẻ em bị cảm lạnh. Chính vì vậy, cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các tình trạng như ho nhiều, đổ mồ hôi hay sốt cao,…

Viêm xoang

Triệu chứng xoang mũi bị tắc nghẽn cũng thường xảy ra khi bé mắc phải cảm lạnh. Cảm lạnh kéo dài có thể gây sưng, đau các xoang – khoảng trống chứa khí trong hộp sọ, phí trên mắt và quanh mũi. Đây là cơ hội để virus có thể phát triển dễ dàng trong dịch mũi, dẫn đến nhiễm trùng xoang mũi gây ra viêm xoang.

Viêm tai cấp tính

Khi trẻ bị cảm lạnh, ống nối tai giữa với vòm họng sẽ rất dễ bị tắc nghẽn. Điều này tạo ra dịch ở phía bên trong tai. Nếu như để lâu sẽ gây ra biến chứng viêm tai cấp tính cho bé.

Khi trẻ có các triệu chứng như đau tai, sốt trở lại sau cảm, trẻ có nguy cơ cao đã bị viêm tai giữa. Đây là tình trạng chất lỏng tích tụ trong không gian phía sau màng nhĩ, gây sưng viêm.

Hen suyễn

Cảm lạnh kéo dài khiến đường hô hấp sưng viêm nghiêm trọng. Từ đó, khiến trẻ thở khò khè, khó chịu. Đặc biệt, đối với những người bị hen suyễn, tình trạng bệnh có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bị cảm lạnh.

Viêm phế quản

Khò khè và tức ngực là những triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh. Nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phế quản. Đặc biệt, đối với những bé có tiền sử bị hen suyễn thì đây là lúc rất dễ bị lên những cơn hen. Chính vì vậy, mẹ cần phải chăm sóc và giữ ấm cho bé kĩ hơn trong mùa lạnh.

cach-phong-cam-lanh-cho-tre-02

Cách phòng cảm lạnh cho trẻ 

Cách tốt nhất để phòng tránh cảm lạnh cho trẻ là nâng cao hệ miễn dịch và giữ ấm cho trẻ đúng cách. Đặc biệt là vào mùa lạnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cảm lạnh mà bố mẹ nên biết:

  • Tập cho các bé thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Hoặc rửa tay trẻ với dung dịch khử khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn sạch sẽ trước khi ăn. Điều này không chỉ bảo vệ bé khỏi cảm lạnh mà còn nhiều bệnh khác.

  • Hạn chế cho bé đến những nơi đông người để tránh sự lây lan virus cảm lạnh qua không khí hoặc các đồ vật trung gian.

  • Giữ nhiệt độ thích hợp cho cơ thể bé. Nếu như trời lạnh, cần cho bé mang áo quần thật ấm. Tuy nhiên, không nên bịt kín cơ thể bé quá. Đặc biệt là vào lúc ngủ. Vì bé có thể bị ra mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài được sẽ gây ra tình trạng thấm ngược vào bên trong. Điều này sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh và nguy hiểm hơn là viêm phổi.

  • Giữ phòng ngủ thông thoáng và sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của virus. Thường xuyên dọn dẹp, khử khuẩn không gian sống. Đặc biệt là các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt bàn,…

  • Xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh bằng cách bổ sung các loại rau, củ, quả giàu vitamin C vào bữa ăn hàng ngày.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

cach-phong-cam-lanh-cho-tre-03

Kết luận

Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ là một quá trình đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc từ cha mẹ. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ thay đổi lối sống, vệ sinh cá nhân, đến sử dụng các phương pháp tự nhiên, bạn có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe tốt nhất. Nếu trẻ có triệu chứng nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau một thời gian, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh cảm lạnh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé. Tham khảo các sản phẩm thuốc điều trị cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp của chúng tôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *