Trải qua suốt chiều dài lịch sử 200 năm liên tục cha truyền con nối. Nhà thuốc đông y gia truyền Đức Thịnh Đường luôn kế thừa và phát huy truyền thống y đức của ông cha. Từ buổi ban đầu còn khiêm tốn ở làng quê, Nhà thuốc đã không ngừng phát triển trong sự nghiệp làm thuốc chữa bệnh cứu người. Đến nay Nhà thuốc đã có hai cơ sở khám chữa bệnh ở Hà Nội và Hải Phòng. Có nhà máy sản xuất đông dược đạt chuẩn GMP – được Bộ Y tế cấp phép.

Phòng khám Đức Thịnh Đường tại Hà Nội

Với Y ĐỨC và UY TÍN đã tạo nên truyền thống của Nhà thuốc Đức Thịnh Đường suốt hơn 200 năm qua. Cụ Tổ thuốc Đời thứ nhất của dòng họ – Lương y Ngô Đình Huấn răn dạy con cháu đời sau “Bệnh tình của con người là vô kể, thầy thuốc tài giỏi đến mấy cũng không thể chữa hết. Phàm khi gặp bệnh tình tự mình thấy không chữa được thì đừng tham tiền nhận chữa mà mang tội thất đức. Xem mạch thăm khám cẩn thận, thấy khả năng mình chữa được mới kê đơn bán thuốc”. Nhớ lời lương y, con cháu và nhân viên nhà thuốc, không ngừng học tập chuyên môn, trau dồi y đức, phấn đấu để nhà thuốc đông y Đức Thịnh Đường trở thành địa chỉ đáng tin cậy của bà con gần xa cả nước.

Các bệnh điều trị hiệu quả tại nhà thuốc Đức Thịnh Đường: Các bệnh mãn tính như tiểu dầm, tiểu không tự chủ, các bệnh tiểu buốt, tiểu dắt, bệnh viêm xoang, bệnh ho dai dẳng lâu ngày, bệnh ra mồ hôi trộm, mồ hôi tay, mồ hôi chân, nam khoa, phụ khoa, bệnh viêm da cơ địa, dị ứng mẩn ngứa, xương khớp…

Cụ Tổ thuốc Đời thứ ba – Tiến sĩ năm Đinh Tỵ – Gián Nghị Đại phu Ngô Đình Chí

Cụ Tổ đời thứ nhất, người đặt nền móng đầu tiên cho nghề y của dòng họ Ngô là Cụ Lương y Ngô Đình Huấn.

Cụ sinh ra tại làng quê Thịnh Mỹ (nay là xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Ra đời đã không biết mặt cha, lớn lên mẹ lại mất sớm, phận đời mồ côi, thân tự lập thân, theo nghiệp nhà học chữ.

Một thời gian sau, Cụ tìm thầy học thuốc. Với tư chất thông minh, cần cù, ham học, ngày đêm trau dồi y đức, chẳng bao lâu Cụ trở thành một Lương y tài đức, chữa được rất nhiều bệnh và cứu được nhiều người qua cơn hiểm nghèo. Thế phả còn ghi lại: “Trong trận dịch đậu mùa đầu thế kỷ thứ 19, Cụ cùng các môn đệ đi khắp trong làng, ngoài tổng, cấp thuốc phát gạo, đêm ngày hết lòng cứu chữa đồng bào, góp phần đẩy lùi trận đại dịch kinh hoàng năm ấy”.

Cảm nhận ân đức của Cụ, bà con làng quê thân tình thường gọi Cụ là “Cố Thuốc”. Ngày 23 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (1869) Cụ qua đời và được an táng tại quê nhà. Cụ ra đi để lại cho con cháu, bà con quê hương lòng biết ơn và tiếc thương vô hạn.

Ân đức và âm phúc của Cụ sẽ còn để lại cho muôn đời con cháu mai sau.

                                 (Theo Ngô tộc thế phả – do Cụ Tùng Viên Đại Phủ – Ngô Đình Vu biên soạn năm 1961)

Sắc phong Vua ban tặng Cụ Ngô Đình Đạt và Phu Nhân

Năm 1891, cụ qua đời truyền lại nghề cho con trai là Lương y Ngô Đình Chí. Cụ Ngô Đình Chí là một trong những danh nhân của tỉnh Thanh Hóa được Nhà nước công nhận. Cụ đỗ Tiến sĩ năm 1910 và từng làm quan dưới triều vua Khải Định, sau từ quan về làm thuốc tại quê nhà.

Cụ làm thuốc được hơn 20 năm rồi mất và truyền lại nghề cho Lương y Ngô Đình Tường. Cụ Ngô Đình Tường qua đời năm 1953 và con trai cụ là Lương y Ngô Đức kế nghiệp. Lương y Ngô Đức nổi tiếng là người giỏi nho học và thông thạo tiếng Pháp. Cụ có công sưu tầm, tập hợp tất cả phương thuốc gia truyền của các đời cha ông để lại, đúc kết kinh nghiệm chữa bệnh và viết thành sách truyền lại cho đời sau như “Trung y luận cứ”, “Nhi khoa thực nghiệm”.

Cụ là người cha đã hết lòng đào tạo và truyền dạy cho con trai là Lương y Ngô Trí Tuệ, người đang trực tiếp điều hành Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường. Tiếp nối truyền thống cha ông, Lương y Ngô Hoài Mỹ, trưởng nữ của Lương y Ngô Trí Tuệ, đã tốt nghiệp Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam,hiện đang phụ trách chuyên môn phòng khám của Nhà thuốc, không những kế thừa truyền thống gia đình mà còn bổ sung những kiến thức của Tây y, bào chế ra những bài thuốc chữa các bệnh hiểm nghèo hiệu quả.

Lời kết

Trải qua hơn 200 năm đồng hành cùng nền Y học cổ truyền Việt Nam, Nhà thuốc Đức Thịnh Đường luôn tự hào được đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người Việt. Nhà thuốc đã, đang và sẽ luôn giữ vững truyền thống yêu nghề, yêu nước của gia đình, kế thừa và phát huy vốn quý của Y học cổ truyền để điều trị và chữa lành bệnh cho nhân dân trên khắp cả nước.