Da bị sần ngứa là một tình trạng da liễu không hiếm gặp. Bệnh không tác động xấu đến sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người bệnh. Khi mắc bệnh lý này, bạn nên đến bác sĩ da liễu để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
1. Tổng quan về tình trạng da bị sần ngứa
Tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý dày sừng nang lông. Tên khoa học là Keratosis Pilaris. Đây là bệnh lý da liễu thường gặp và không gây hại đến sức khỏe của người bệnh.
Người bị dày sừng nang lông sẽ xuất hiện những mảng khô ráp cùng với các nốt sần nhỏ ở các khu vực như cánh tay, đùi, hai bên má hoặc mông. Các mảng da sần sùi này khá giống với da gà nên hay được gọi với cái tên khác là bệnh da gà.
Những vết sần sùi này hình thành là do lớp da chết đã bịt kín các nang lông. Bệnh có dấu hiệu phát triển nghiêm trọng hơn vào mùa đông hoặc trong thai kỳ do da bị khô với biểu hiện nốt sần nhiều, thâm rõ hơn và có cảm giác ngứa hơn.
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh da gà, tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường khởi phát ở giai đoạn cuối phôi thai hoặc ở trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để, hướng xử lý thường nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh trở nặng hơn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và bề mặt da phục hồi tốt hơn. Đa số các trường hợp dày sừng nang lông đều sẽ tự hết khi bước sang độ tuổi 30.
2. Nguyên nhân khởi phát bệnh da gà
Những trường hợp bị bệnh da gà thường là do sự tích tụ quá mức của các keratin ở nang lông. Gây bít tắc, hình thành lớp da sần sùi và gồ ghề khó chịu ở bên trên bề mặt da.
Nguyên nhân của sự tích tụ keratin vẫn chưa được xác định. Tình trạng này có thể liên quan đến một loại bệnh lý có tính di truyền hoặc bệnh viêm da dị ứng. Da càng bị khô thì tình trạng da bị nổi sần sẽ càng nặng.
Bệnh có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một vài trường hợp sau đây sẽ có tỷ lệ bị dày sừng nang lông cao hơn so với thông thường:
- Những người có làn da khô, bị chàm da.
- Những trường hợp thường bị sốt nóng khi vào hè.
- Người bị thừa cân và béo phì.
- Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới.
- Bệnh phổ biến hơn ở các đối tượng như trẻ em và thanh thiếu niên.
- Những người da trắng có rủi ro mắc bệnh cao hơn.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Loại bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào (phổ biến hơn ở trẻ em) với dấu hiệu dễ nhận thấy như:
- Những nốt sần có màu hồng, đỏ, trắng hoặc màu nâu không gây đau nhức và có thể bị ngứa (đặc biệt khi da bị khô thì tình trạng sần, ngứa sẽ rõ rệt hơn).
- Những nốt sần nổi ở trên bề mặt da giống với lớp da gà khi mới bị vặt lông. Da sần sùi, thô ráp và khi sờ vào có cảm giác như đang sờ giấy nhám.
- Khi thời tiết chuyển mùa với độ ẩm thấp gây khô da thì bệnh có chuyển biến nặng hơn.
Vùng da bị nổi sần có thể khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa
4. Những biện pháp điều trị bệnh dày sừng nang lông
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dày sừng nang lông triệt để. Bệnh lý thường sẽ tự biến mất theo thời gian. Các biện pháp điều trị được áp dụng thường sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh và kéo dài trong vài tháng. Có thể kể đến như:
- Dưỡng ẩm: Cấp ẩm kịp thời giúp da bớt khô, cải thiện tình trạng bệnh, giúp giảm cảm giác ngứa và giảm lớp sừng trên bề mặt da. Bạn nên ưu tiên dùng các loại kem dưỡng ẩm hoặc các loại dầu bôi ngoài da có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Bên cạnh việc dưỡng ẩm hàng ngày, bạn có thể kết hợp thêm các sản phẩm tẩy da chết, mặt nạ hoặc các phương pháp điều trị công nghệ cao như laser để gia tăng hiệu quả điều trị.
Bệnh da gà không thể điều trị khỏi hoàn toàn
5. Chăm sóc da bị sần ngứa như thế nào?
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần nắm được một số lưu ý về cách chăm sóc da hàng ngày. Bao gồm:
-
Tắm với nước ấm.
Điều chỉnh nhiệt độ nước vừa đủ (không quá nóng hay quá lạnh) khi đi tắm. Giúp cho lỗ chân lông giãn nở và trở nên thông thoáng hơn. Nhưng bạn không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Vì làn da khi tiếp xúc lâu với nước sẽ khiến lớp dầu tự nhiên bị rửa trôi và làm cho da bị khô hơn.
-
Tẩy tế bào chết định kỳ.
Loại bỏ lớp da chết bên ngoài sẽ giúp làn da của bạn trông mịn màng hơn. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh trên da, làm da bị tổn thương.
-
Sử dụng kem dưỡng ẩm.
Các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa AHA sẽ cấp nước nhanh chóng cho da đang bị khô và kích thích sự phát triển của các tế bào mới. Hơn nữa, hoạt chất glycerin trong các dòng kem dưỡng cũng có công dụng làm giảm sưng tấy. Việc bôi kem dưỡng đều đặn hàng ngày (nhất là sau khi tắm) sẽ giúp làn da trở nên ẩm mượt hơn.
Bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da được ẩm mịn, giảm cảm giác ngứa
-
Hạn chế mặc các loại quần áo bó sát.
Sự cọ xát giữa áo quần và bề mặt da sẽ khiến cho vùng da dễ bị kích ứng hơn, làm bệnh nặng hơn.
-
Sử dụng thêm máy tạo ẩm.
Nếu thời tiết trở nên hanh khô, bạn có thể sử dụng thêm máy tạo ẩm để duy trì độ ẩm phù hợp. Giúp hỗ trợ bảo vệ da tốt hơn.
Nếu bạn cần giải đáp hoặc đặt lịch khám các thông tin về việc da bị sần ngứa. Hãy liên hệ ngay với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi nhé. Tham khảo sản phẩm thuốc trị viêm da cơ địa và thuốc trị viêm da Siro An bì của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161