Top 5 Cách Chữa Trị Căn Bệnh Mất Ngủ Kinh Niên

Mất ngủ kinh niên không đơn thuần là việc khó ngủ vài đêm. Đây là căn bệnh rối loạn giấc ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Thậm chí có nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và tìm ra giải pháp cải thiện giấc ngủ, hãy cùng tìm hiểu ngay về bệnh mất ngủ kinh niên.

1. Hiểu đúng về bệnh mất ngủ kinh niên

mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên, hay còn gọi là mất ngủ mãn tính. Được hiểu là tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài. Bao gồm việc khó vào giấc, dễ tỉnh dậy và không thể ngủ lại. Cũng như khó duy trì giấc ngủ ngon trong thời gian dài, tối thiểu là một tháng. Nếu tình trạng mất ngủ xảy ra trong thời gian ngắn hơn một tháng, nó được gọi là mất ngủ cấp tính hay ngắn hạn.

Mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến thoái hóa và ngộ độc tế bào. Trong nhiều trường hợp, nó là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì và tiểu đường. Đối với những người gầy, mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ.

2. Triệu chứng của người bị mất ngủ kéo dài

Mệt mỏi, uể oải kéo dài

met moi

Cảm giác mệt mỏi này không giống như sự mệt mỏi bình thường sau một ngày làm việc vất vả. Mà là một sự mệt mỏi mãn tính, dai dẳng. Dù đã ngủ đủ giấc. Người mất ngủ thường xuyên cảm thấy thiếu năng lượng. Khó tập trung vào công việc, học tập và các hoạt động hàng ngày. Cảm giác mệt mỏi này có thể khiến bạn cảm thấy chán nản. Mất hứng thú với cuộc sống.

Đau đầu thường xuyên

Đau đầu là một triệu chứng đi kèm khá phổ biến với mất ngủ. Đau đầu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên đầu. Từ đau nhức âm ỉ đến đau nhói dữ dội. Đau đầu thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy và có thể kéo dài suốt cả ngày. Nguyên nhân của đau đầu do mất ngủ có thể là do căng thẳng thần kinh, thay đổi nồng độ hormone. Hoặc do các vấn đề về mạch máu.

Rối loạn tiêu hóa

Mất ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy. Nguyên nhân là do mất ngủ làm rối loạn hệ thần kinh tự chủ. Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, stress kéo dài do mất ngủ cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa.

Thay đổi cân nặng

Mất ngủ có thể dẫn đến cả việc tăng cân hoặc giảm cân. Khi mất ngủ, cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol – hormone căng thẳng. Làm tăng cảm giác thèm ăn. Đặc biệt là các loại đồ ăn ngọt và béo. Điều này có thể dẫn đến tăng cân. Ngược lại, mất ngủ cũng có thể làm giảm sự thèm ăn và dẫn đến giảm cân.

Suy giảm hệ miễn dịch

Mất ngủ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Điều này là do mất ngủ làm giảm sản xuất các tế bào miễn dịch và các kháng thể giúp chống lại bệnh tật.

Khó tập trung, trí nhớ kém

Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung. Khó ghi nhớ thông tin mới và khó đưa ra quyết định. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và học tập.

Lo lắng, trầm cảm

trầm cảm

Mất ngủ thường đi kèm với các vấn đề về tâm lý như lo lắng, trầm cảm. Ngược lại, các vấn đề về tâm lý cũng có thể gây ra mất ngủ. Tạo thành một vòng luẩn quẩn khó thoát ra.

3. Mách bạn 5 phương pháp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

3.1. Liệu pháp nhận thức – hành vi

Một trong những liệu pháp nhận thức – hành vi có thể kể đến đó là: liệu pháp kích thích – kiềm chế. Chẳng hạn như việc chỉ đi ngủ khi buồn ngủ và chỉ sử dụng giường cho các hoạt động liên quan đến giấc ngủ. Giúp củng cố mối liên kết giữa giường ngủ và giấc ngủ. Bên cạnh đó, liệu pháp hạn chế giấc ngủ, bằng cách giảm thời gian nằm trên giường khi không ngủ được, cũng rất hiệu quả. Các kỹ thuật thư giãn như thư giãn cơ tiến triển, thở sâu, thiền và yoga giúp thư giãn cơ thể và tinh thần. Tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Đồng thời, liệu pháp nhận thức giúp thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về giấc ngủ. Giảm lo âu và căng thẳng.

Ngoài ra, việc ghi nhật ký giấc ngủ và học cách đối phó với căng thẳng cũng rất hữu ích. Liệu pháp nhận thức – hành vi thường được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ. Việc làm việc với một chuyên gia sẽ giúp bạn xác định các vấn đề cụ thể và lựa chọn các kỹ thuật phù hợp nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng liệu pháp nhận thức – hành vi thường đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác tích cực từ phía người bệnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.2. Sử dụng thuốc ngủ

thuốc ngủ

Thuốc ngủ là một lựa chọn phổ biến để điều trị chứng mất ngủ cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc điều trị mất ngủ thường gặp bao gồm:

  • Thuốc benzodiazepine, thuốc Z-drug: có tác dụng nhanh nhưng có thể gây nghiện. Và gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ ban ngày, chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Thuốc kháng histamine thế hệ 1: thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn do chúng có tác dụng an thần nhẹ.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine: có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh trong não, nhưng chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng dung nạp thuốc, nghĩa là cơ thể sẽ cần liều lượng thuốc cao hơn để đạt được hiệu quả tương tự. Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn loại thuốc phù hợp và đưa ra lời khuyên về cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

3.3. Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống

Việc xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất  rất quan trọng. Các loại thực phẩm giàu tryptophan như gà tây, sữa, chuối, hạt bí ngô có thể giúp cơ thể sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Đồng thời, hạn chế ăn các bữa ăn lớn vào buổi tối và tránh ăn đồ ăn cay nóng trước khi ngủ.

Tập thể dục đều đặn cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập luyện quá gần giờ ngủ, vì hoạt động thể chất có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Thời điểm lý tưởng để tập thể dục là vào buổi sáng hoặc chiều.

3.4. Hạn chế các thói quen xấu trước khi ngủ

hạn chế điện thoại

Hạn chế tiếp xúc với màn hình điện tử hoặc tập thể dục trước khi ngủ, tắt chuông điện thoại… sẽ giúp bạn phần nào khắc phục tình trạng mất ngủ của mình. Tránh tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, nicotine và rượu, đặc biệt là vào buổi chiều và tối. Caffeine có thể làm tăng sự tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ, trong khi rượu mặc dù ban đầu có thể gây buồn ngủ nhưng lại làm gián đoạn giấc ngủ sâu về đêm.

3.5. Gặp chuyên gia tâm lí

Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gốc rễ, có thể là do stress, lo âu, trầm cảm, hoặc các vấn đề tâm lý khác. Từ đó, bạn sẽ được hướng dẫn các kỹ năng đối phó hiệu quả với stress, lo âu, như kỹ thuật thư giãn, thiền, hoặc các phương pháp quản lý cảm xúc khác. Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về giấc ngủ, giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn và tin tưởng vào khả năng cải thiện giấc ngủ của mình. Chuyên gia tâm lý cũng sẽ cùng bạn xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân hóa, phù hợp với tình hình cụ thể của bạn và đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình điều trị.

Tóm lại, gặp chuyên gia tâm lý là một giải pháp hiệu quả để điều trị mất ngủ kinh niên. Việc được hỗ trợ bởi một chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, phát triển các kỹ năng đối phó hiệu quả và đạt được một giấc ngủ ngon và sâu.

Kết luận

Thông qua những thông tin chia sẻ ở trên, chúng tôi mong muốn rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về chứng mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên, để có được phác đồ điều trị hiệu quả nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến thần kinh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *