Tại Sao Bị Say Xe: Nguyên Nhân và Cách Phòng Ngừa

Say xe là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải khi di chuyển bằng ô tô, tàu thuyền, máy bay hoặc các phương tiện giao thông khác. Hiện tượng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bị say xe. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi “Tại sao bị say xe?” và cung cấp các giải pháp để giảm thiểu và phòng ngừa tình trạng này.

Tại sao bị say xe?

Say xe, hay còn được gọi là tình trạng say sóng. Đây là hiện tượng xảy ra khi có sự mâu thuẫn trong thông tin cảm giác được truyền đến não bộ từ mắt, tai trong, hệ thống cơ bắp, và dây thần kinh trong khi cơ thể của con người trải qua các chuyển động trên các phương tiện. Chẳng hạn như tàu, xe ô tô, hoặc máy bay. Trong trường hợp này, tai của người hành khách có thể cảm nhận chuyển động của phương tiện, nhưng mắt và cơ bắp không nhận thấy sự di chuyển đó. Kết quả là, cơ thể không thể hiểu được thông tin cảm giác này. Và điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu, đau bụng, và đau đầu.

Say xe thường xuất hiện trong các tình huống như khi ngồi trên ô tô mà không nhìn thấy cảnh vật phía trước đang di chuyển. Hoặc thậm chí tình trạng xảy ra khi đọc sách trong khi phương tiện đang trong quá trình di chuyển.

tai-sao-bi-say-xe-01

Cách phòng ngừa say tàu xe

Lựa chọn chỗ ngồi phù hợp

Để hạn chế say xe, bạn cần giảm thiểu tối đa sự mất kết nối giữa 3 cơ quan. Đó là mắt, tai và não bộ. Điều này có thể được cải thiện thông qua việc lựa chọn chỗ ngồi phù hợp với từng loại phương tiện như:

  • Xe ô tô: nên lựa chọn hàng ghế trước, cạnh tài xế và gần cửa sổ để có tầm nhìn thẳng tốt nhất.
  • Tàu hỏa: nên ngồi ở hàng ghế cùng chiều với chuyển động của tàu và cạnh cửa sổ.
  • Máy bay: nên ngồi ở những vị trí có thể cảm nhận luồng không khí dồi dào. Ví dụ như cạnh cánh máy bay hoặc cửa sổ.
  • Tàu thuyền: nên ngồi ở những vị trí ở đầu hoặc giữa cabin tàu. Vị trí này giúp bạn tránh sự gập gềnh, lên xuống quá mức của dòng nước.

tai-sao-bi-say-xe-02

Hạn chế ăn no

Một trong những cách chống say xe đơn giản, hiệu quả là hạn chế ăn quá no. Thực phẩm nhiều đường, chiên rán ngập dầu mỡ hoặc có tính acid có thể làm tình trạng say xe nặng hơn. Vì chúng có thời gian tiêu hóa chậm.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế đồ uống có chứa cafein. Chẳng hạn như cà phê, một số loại nước ngọt từ đường tinh luyện. Bởi chúng có thể góp phần làm mất nước và khiến cho cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn.

Thay vào đó, bạn hãy ăn một món ăn dễ tiêu để làm dịu cơn buồn nôn. Ví dụ như bánh mì, ngũ cốc, táo và chuối… trong suốt thời gian di chuyển dài trên xe.

Uống nước ấm, các loại trà

Việc uống một cốc nước ấm cũng có thể giúp bạn hạn chế cảm giác buồn nôn.

Theo quan điểm của Đông y, hoa cúc, trà xanh hoặc bột quế là những loại thảo mộc có khả năng làm dịu, giảm tiết acid trong dạ dày… Trước khi đi tàu xe, bạn có thể uống các loại trà thảo mộc tươi. Hoặc bạn có thể pha sẵn trà và cất trong bình giữ nhiệt, mang theo để uống khi cần thiết.

Không sử dụng điện thoại và đọc sách báo khi đi tàu xe

Khi tập trung vào một thứ gì đó ở gần như xem điện thoại hoặc đọc sách,… bạn có thể làm ngắt kết nối giữa cảm giác mắt và tai. Điều này khiến tình trạng say xe trở nên nặng hơn.

Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử hoặc đọc chữ khi đang ngồi trên xe. Thay vào đó, có thể chuyển sang sách nói, nghe nhạc hoặc ngủ một giấc ngắn để hạn chế sự mệt mỏi.

tai-sao-bi-say-xe-04

Kết luận

Say xe là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều khó chịu. Nhưng hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu hiệu quả có thể giúp bạn có những chuyến đi thoải mái hơn. Nếu triệu chứng say xe kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến chứng say tàu xe hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé. Tham khảo các sản phẩm thuốc chống say tàu xe của chúng tôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *