Rối loạn tiền đình không chỉ là vấn đề của người cao tuổi mà ngày càng xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện điều trị sớm là rất cần thiết, điều này giúp người bệnh hạn chế những ảnh hưởng về mặt sức khỏe.Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Đức Thịnh Đường sẽ giúp bạn tìm hiểu tường tận bệnh tiền đình là gì nhé!
1.Tiền đình là gì?
Tiền đình là một phần quan trọng của tai trong. Có chức năng chính là duy trì thăng bằng cho cơ thể. Nó giúp chúng ta giữ vững tư thế, phối hợp các chuyển động của mắt và đầu một cách nhịp nhàng, và định hướng trong không gian.
Tiền đình chứa đầy một chất lỏng đặc biệt. Khi chúng ta di chuyển, chất lỏng này cũng chuyển động. Kích thích các tế bào cảm giác bên trong. Các tế bào này sẽ gửi tín hiệu đến não, giúp não hiểu được vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian. Nhờ đó, chúng ta có thể đi lại, chạy nhảy, xoay người mà không bị mất thăng bằng.
2. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn bất kỳ thành phần nào cấu tạo hệ thống tiền đình. Gây nên ảnh hưởng đến các chức năng mà nó chi phối. Khiến cho cơ thể mất thăng bằng.
Rối loạn tiền đình chỉ chiếm 4,9% số bệnh nhân mỗi năm. Nhưng lại chiếm 25% số bệnh nhân nhập viện tại khoa cấp cứu. Bệnh này hay gặp trên các đối tượng nữ giới, người trên 40 tuổi, người mắc bệnh lý tim mạch hoặc trầm cảm.
Có hai dạng đó là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên.
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: đây là bệnh lý hay gặp hơn 80% số trường hợp mắc rối loạn tiền đình. Bệnh này xảy ra do sự bất thường tai trong hoặc do thần kinh tiền đình bị tổn thương.
- Rối loạn tiền đình trung ương: tuy ít gặp nhưng lại là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Rối loạn này xảy ra do sự tổn thương các nhân tiền đình tại tiểu não và thân não.
3. Nguyên nhân mắc bệnh là gì?
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Khi tai trong gặp vấn đề
Hầu hết các trường hợp rối loạn tiền đình đều bắt nguồn từ tai trong và các dây thần kinh liên quan. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Viêm nhiễm: Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. Hoặc các bệnh nhiễm trùng khác có thể lan rộng và gây tổn thương hệ thống tiền đình.
- Chấn thương: Các chấn thương ở đầu, tai hoặc các thủ thuật y khoa liên quan đến tai có thể làm tổn thương các cấu trúc bên trong tai.
- Bệnh tự miễn: Một số bệnh tự miễn, như hội chứng Cogan. Có thể tấn công và làm tổn thương các thành phần của tai trong.
- Rối loạn chuyển hóa: Bệnh Menière, một rối loạn liên quan đến sự tích tụ dịch lỏng trong tai trong. Cũng là một nguyên nhân phổ biến.
- Nhiễm độc: Tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc kháng sinh aminoglycoside, kim loại nặng có thể gây tổn thương tai trong.
- Đá tai: Viên đá can xi nhỏ li ti trong tai có thể di chuyển. Gây kích thích các tế bào cảm giác. Dẫn đến chóng mặt.
Rối loạn tiền đình trung ương: Khi não bộ gặp trục trặc
Trong một số trường hợp, rối loạn tiền đình có thể do các vấn đề ở não bộ gây ra. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Đột quỵ: Tắc nghẽn mạch máu não có thể làm tổn thương các vùng điều khiển thăng bằng.
- U não: U ở các vùng điều khiển thăng bằng trong não.
- Bệnh thoái hóa thần kinh: Các bệnh như xơ cứng đa xạ, bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây rối loạn thăng bằng.
- Chấn thương sọ não: Các chấn thương nghiêm trọng ở đầu có thể làm tổn thương các cấu trúc não liên quan đến thăng bằng.
- Ngộ độc: Một số loại thuốc, đặc biệt là barbiturate ở liều cao, có thể gây rối loạn hệ thống tiền đình ở não.
4. Các triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh
Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Có 2 hội chứng thường gặp:
- Hội chứng tiền đình ngoại vi: gây chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, choáng váng; rung giật nhãn cầu, giảm hoặc mất thính lực, buồn nôn hoặc nôn, mất ngủ, người mệt mỏi, mất tập trung, hạ huyết áp.
- Hội chứng tiền đình trung ương: cũng gây chóng mặt. Với tính chất đôi khi khó phân biệt với hội chứng tiền đình ngoại vi, có thể cũng có rung giật nhãn cầu nhưng có đặc điểm khác hội chứng tiền đình ngoại vi. Là thường kèm theo mất phối hợp động tác; nhìn đôi, nói khó, tê bì chân tay.
5. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các phương pháp giúp điều trị hiệu quả chứng bệnh này như:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê.
- Phục hồi chức năng: Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong việc phục hồi chức năng hệ thống tiền đình.
- Tập luyện thể thao: Tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe. Sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo giấc ngủ: Đây được coi là “chìa khóa vàng” trong việc cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng. Ăn nhiều rau, củ, quả, hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ… Và cần phải ngủ đủ giấc.
- Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Nếu tổn thương hệ thống tiền đình có thể phẫu thuật được (ví dụ: U dây thần kinh số VIII) và các biện pháp điều trị bệnh trên không có hiệu quả, không cải thiện tình trạng bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Kết luận
Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng. Do đó khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến thần kinh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông