Nổi Mề Đay Có Tự Hết Không: Phương Pháp Trị Bệnh Là Gì?

Nổi mề đay có tự hết không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại mề đay, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của từng người. Bài viết dưới đây Đức Thịnh Đường sẽ giúp bạn trả lời tường tận về căn bệnh mề đay, thời gian trị bệnh và phương pháp điều trị ra sao nhé!

Mề đay là bệnh gì?

nổi mề đay

Mề đay xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất lạ như thức ăn, thuốc men, hoặc các yếu tố môi trường. Biểu hiện rõ rệt nhất là những mảng da đỏ. Sưng lên và gây ngứa dữ dội.Vị trí nổi mề đay rất đa dạng. Có thể tập trung ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên hoặc lan rộng khắp cơ thể. Ví dụ, mề đay do tiếp xúc với chất tẩy rửa thường xuất hiện ở tay. Trong khi mề đay do dị ứng thức ăn có thể nổi ở bất kỳ đâu trên cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Các nguyên nhân nổi mề đay thường gặp như dị ứng thời tiết, môi trường khô lạnh, dị ứng phấn hoa, dị ứng mỹ phẩm, côn trùng cắn, stress…Tùy vào nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay mà ta có thể phân thành hai dạng chủ yếu như sau:

Nổi mề đay cấp tính

Nguyên nhân gây nổi mề đay cấp tính là phản ứng dị ứng với vật lạ được mình đưa vào cơ thể như ăn uống hay bất kì vật gì có thể mà bạn chạm vào. Cụ thể là:

  • Ăn phải thực phẩm ôi thiu hay bản thân bạn dụ ứng với thực phẩm nào đó;
  • Tiếp xúc với phấn hoa, động vật, hóa chất, mũ cao su,…
  • Thời tiết lạnh, khô, gió lạnh khô,…
  • Sau khi vận động nhiều, mồ hôi có thể tiết ra,…
  • Căng thẳng về mặt cảm xúc;
  • Nhiễm trùng;
  • Phản ứng của cơ thể với thuốc, côn trùng đốt hay cắn;
  • Mặc quần áo chật và ngứa, gãi hay ấn vào da.

Da chúng ta có một tế bào miễn dịch đó là tế bào mast. Khi dị nguyên tiếp xúc với ta, cơ thể sẽ phản ứng, kích hoạt các tế bào này. Làm chúng giải phóng các hóa chất để bảo vệ. Và thông báo cho cơ thể là Histamin. Nhưng đây lại chính là nguyên nhân dẫn đế nổi mề đay.

tế bào mast

Nổi mề đay mãn tính

Khác với mề đay cấp tính, mề đay mãn tính thường có nguyên nhân phức tạp hơn.Không chỉ đơn thuần do dị ứng. Bệnh có thể liên quan đến các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, nhiễm trùng hoặc các rối loạn khác trong cơ thể. Mặc dù gây khó chịu cho người bệnh nhưng mề đay mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng.

lupus ban đỏ

Bệnh có thể liên quan đến các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ

Nổi mề đay có tự khỏi không?

Mặc dù có trường hợp mề đay tự khỏi sau 1-2 tuần. Nhưng phần lớn các trường hợp cần được điều trị tích cực. Nếu không được điều trị, mề đay có thể chuyển sang dạng mãn tính. Bệnh có thể kéo dài hơn 6 tuần. Gây ảnh hưởng tới các cơ quan như da niêm, phổi và đường tiêu hóa. Vì vậy, tình trạng dị ứng nên được điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng. Tránh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay

Một số phương pháp chữa tại nhà

Cách tốt nhất để giảm biểu hiện dị ứng nổi mề đay là tránh xa các yếu tố dị nguyên có thể tác động đến mình. Vì vậy khi xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa. Có thể sử dụng một số mẹo nhỏ tại nhà như sau:

  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh lên vùng da bị mề đay có thể giúp làm dịu da, giảm ngứa và sưng.
  • Tắm nước mát: Tắm bằng nước mát với các chất như bột yến mạch hoặc baking soda có thể làm dịu da.
  • Tránh các yếu tố kích ứng: Nhận biết và tránh các yếu tố có thể gây kích ứng da như thức ăn, thuốc, hóa chất, hoặc vải thô ráp.
  • Uống nhiều nước: Giúp cơ thể thải độc tố và duy trì độ ẩm cho da.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Chọn quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại để tránh kích ứng da.
  • Tránh gãi: Gãi có thể làm tình trạng viêm tồi tệ hơn.
  • Bổ sung vitamin: Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi da.

Sử dụng thuốc tây

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các liệu thuốc tây chữa mẩn ngứa phổ biến như:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc đầu tay trong điều trị mề đay. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamin – một chất gây viêm trong cơ thể, giúp giảm ngứa, sưng và đỏ.
  • Thuốc chứa chất Corticosteroid: Với tác dụng chống viêm mạnh mẽ, corticosteroid cũng được sử dụng để điều trị mề đay. Tuy nhiên, loại thuốc này thường chỉ được dùng trong trường hợp mề đay nặng và cần có chỉ định của bác sĩ do có thể gây ra một số tác dụng phụ.

corticoid

Tuy nhiên, đối với tiền sử trẻ bị nổi mề đay, người lớn cần chú ý với các vật có thể làm trẻ bị dị ứng. Nếu như thấy trẻ có phản ứng hơn nổi mề đay thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu tình trạng nổi mề đay không thuyên giảm sau nhiều ngày dù đã dùng thuốc. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được thay đổi thuốc hay có thể chẩn đoán sớm bản thân gặp bệnh lý nào đó để điều trị ngay.

Kết luận

Tóm lại, hầu hết các trường hợp mề đay cấp tính sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 ngày. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến da liễu hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *