Nhận Biết Dấu Hiệu Nổi Mề Đay Ở Trẻ Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả

Nổi mề đay là một bệnh ngoài da khá phổ biến ở trẻ em, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Sau đây, hãy cùng Đức Thịnh Đường tìm hiểu về những dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ cũng như phương pháp điều trị giúp cha mẹ chăm sóc con hiệu quả hơn!

nổi mề đay ở trẻ

Nổi mề đay là bệnh gì?

Mề đay là một phản ứng dị ứng của da. Xuất hiện khi cơ thể bé tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như hóa chất, vi khuẩn, nấm. Hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh là các nốt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy. Có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng mảng lớn, trông giống như những nốt mụn nhỏ li ti. Vị trí của các nốt mẩn này có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể bé.

dấu hiệu nổi mề đay

Mề đay ở trẻ em xảy ra khi các mạch máu nhỏ dưới da bị tổn thương. Do tiếp xúc với các chất gây kích ứng, dẫn đến tình trạng phù nề ở lớp trung bì. Tùy thuộc vào thời gian xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh, mề đay ở trẻ em được chia thành hai loại chính:

  • Nổi mề đay cấp tính: Mề đay mẩn ngứa xuất hiện trong ngày dưới kéo dài dưới 6 tuần. Ở giai đoạn này, bố mẹ không cần quá lo lắng bởi các biểu hiện bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Trẻ bị mề đay mãn tính: Ở giai đoạn này, tình trạng mề đay ở trẻ kéo dài hơn 6 tuần, các triệu chứng dai dẳng khiến bé khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ nổi mề đay

Khi bé nhà bạn bị mề đay, bạn có thể nhận thấy trên da bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sưng lên, gây ngứa ngáy khó chịu. Các nốt mẩn này có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Từ những nốt tròn nhỏ giống vết muỗi đốt đến những mảng lớn, đỏ hoặc hồng. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bé.

Tuy nhiên, nhìn chung, trẻ nhỏ khi bị dị ứng, mẩn ngứa đều có triệu chứng sau:

  • Có biểu hiện chán ăn, quấy khóc, mất ngủ.
  • Khi bị dị ứng, nổi mề đay trẻ thường đưa tay cào gãi, nhất là khi cơ thể có mồ hôi.
  • Một số vùng da xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, sưng, phù nề. Kích thước từng mảng mề đay có thể dao động từ vài mm đến vài cm.
  • Các mảng mề đay có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nếu trẻ không cào gãi.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ

1. Dị ứng

Trẻ em, trẻ sơ sinh vốn dĩ có làn da vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dị ứng. Chính vì vậy, việc sử dụng tã, bỉm, quần áo,… không phù hợp cũng dễ khiến da bé nổi mẩn ngứa, khó chịu. Thậm chí là mề đay cấp tính. Lựa chọn quần áo cho trẻ với chất liệu cotton, bông sợi tự nhiên,… an toàn, dịu nhẹ, thoáng mát sẽ giúp bé thoải mái. Tránh được các vấn đề về da liễu.

2. Nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, cảm lạnh,… không chỉ gây đau và sốt cao mà còn khiến da bị kích thích, nổi ban đỏ, mề đay mẩn ngứa.

3. Các yếu tố vật lý

Yếu tố vật lý là một nhóm mề đay độc lập được tạo thành bởi các yếu tố vật lý. Như ma sát, stress, áp lực đè ép, quần áo chật, nhiệt độ nóng, lạnh, mồ hôi, ánh nắng mặt trời tác động lên da…

4.Côn trùng

Các loại côn trùng như muỗi, kiến, ong,…. cũng có thể gây nổi mề đay ở trẻ em. Khi trẻ bị đốt, nọc độc của các loại côn trùng có thể kích hoạt hệ miễn dịch, gây mề đay, mẩn ngứa. Một số trường hợp trẻ có làn da nhạy cảm, chỉ cần 1 vết đốt của côn trùng cũng gây nổi mề đay trên diện rộng

5. Đồ ăn

Hệ tiêu hóa ở trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn cộng thêm cơ địa nhạy cảm, nên trẻ dễ dị ứng với thực phẩm như: hải sản, các loại hạt, lúa mì, trứng, sữa bò,…. Bên cạnh đó, một số chất bảo quản có trong thực phẩm cũng là nguyên nhân gây phát ban, nổi mề đay ở trẻ. Nhiều trường hợp trẻ nhạy cảm đến mức dù không ăn, chỉ tiếp xúc với thực phẩm cũng đã gây dị ứng.

Để biết thức ăn có phải là nguyên nhân hay không. Và loại thức ăn gì gây nên mày đay cho trẻ, phụ huynh có thể cho con làm test dị nguyên. Có thể sẽ giúp gợi ý được nguyên nhân gây mày đay từ thức ăn.

Phương pháp chăm sóc bé bị bệnh mề đay hiệu quả

Để chăm sóc bé hiệu quả khi bé bị bệnh, bố mẹ có thể kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

1. Dùng kem dưỡng ẩm

bôi kem dưỡng

Để làm dịu làn da nhạy cảm và giảm viêm, bố mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Các loại kem có chứa kẽm và vitamin B5 sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị.

2. Làm dịu các vết ngứa

Cũng như người lớn, làm dịu da, vệ sinh sạch sẽ cũng là cách cải thiện mề đay ở trẻ nhỏ.

  • Tắm nước ấm: Tắm hàng ngày giúp làm sạch da, ngăn ngừa vi khuẩn và dị nguyên bám trên da gây ngứa ngáy. Đồng thời, tắm nước ấm cũng giúp thân nhiệt cơ thể của trẻ mát hơn.
  • Chườm mát: Bạn sử dụng túi vải đựng đá hoặc dụng cụ chườm đá chuyên dụng giúp giảm triệu chứng nóng rát, mẩn ngứa khi bị mề đay.

3. Cho con uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho bé là điều rất quan trọng. Nước giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng, giảm ngứa và hỗ trợ quá trình đào thải độc tố. Bạn có thể cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch. Tăng khả năng thải độc.

4. Tránh quần áo bó sát

Quần áo bó sát có thể làm tăng cảm giác ngứa ngáy và khiến tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, mỏng, mát, nên chọn quần áo từ cotton hay lụa nhằm tránh trầy xước.

5. Giảm thiểu việc gãi da ở trẻ

trẻ gãi da

Việc gãi có thể làm vỡ các nốt mẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ cần ngăn bé gãi để không cho sự viêm nhiễm lan rộng.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị mề đay

Mề đay là một căn bệnh dễ tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý một số điều sau để giúp bé nhanh chóng hồi phục và phòng ngừa bệnh tái phát:

  • Xác định và tránh các yếu tố gây dị ứng: Mề đay thường xuất hiện do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Vì vậy, cha mẹ cần ghi nhớ những yếu tố nào khiến bé bị nổi mề đay để tránh tiếp xúc lại.
  • Chăm sóc da nhẹ nhàng: Sử dụng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ. Không chứa chất tạo màu, hương liệu để làm sạch da cho bé. Tránh chà xát mạnh và tắm nước quá nóng.
  • Vệ sinh môi trường sống: Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt là những nơi bé thường xuyên sinh hoạt. Sử dụng điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
  • Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh tai, mũi, họng cho bé thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Bảo vệ bé khỏi tác nhân gây bệnh: Tránh cho bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi,… Đặc biệt, không cho bé ra ngoài khi thời tiết thay đổi hoặc có gió lớn.
  • Điều trị các bệnh lý nền: Nếu bé có các bệnh lý như suy giảm chức năng gan, tuyến giáp. Cần điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến tình trạng mề đay.

Kết luận

Tình trạng trẻ bị nổi mề đay có thể được cải thiện sau vài ngày điều trị và không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, với các trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng hoặc kéo dài, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến da liễu hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông

 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *