Nhận Biết Các Triệu Chứng Rối Loạn Tiền Đình Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Rối loạn tiền đình là căn bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây hãy cùng Đức Thịnh Đường tìm hiểu về các triệu chứng của rối loạn tiền đình cũng như phương pháp điều trị bệnh sớm nhất nhé!

1.Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Tiền đình, một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh nằm sau ốc tai. Có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể và phối hợp hoạt động của đầu, mắt, thân mình. Rối loạn tiền đình xảy ra khi quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị gián đoạn. Do tổn thương dây thần kinh số 8, động mạch nuôi dưỡng não hoặc các khu vực tai trong và não. Dẫn đến mất cân bằng và các triệu chứng khó chịu khác.

triệu chứng của rối loạn tiền đình

Về phân loại, bệnh rối loạn tiền đình có hai loại bao gồm: rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên và rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương.

2, Nguyên nhân gây ra bệnh

Nguyên nhân của rối loạn này được chia làm 2 nhóm tùy vào vị trí tổn thương:

rối loạn tiền đình

  • Rối loạn tiền đình trung ương: thường do đột quỵ, bệnh mất myelin. Như bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm tủy cắt ngang…
  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính – BPPV.

3. Nhận biết các triệu chứng

Rối loạn tiền đình bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt: thường xuyên cảm thấy choáng váng. Thế giới xung quanh xoay vòng. Khác với chóng mặt do hạ huyết áp, cảm giác này thường xuất hiện đột ngột. Và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày và có liên quan đến các chuyển động đột ngột của đầu, cơ thể hoặc mắt.
  • Mất thăng bằng, mất phương hướng: thường đi kèm với cảm giác lâng lâng. Gây khó khăn khi đi lại. Mất phương hướng về không gian.
  • Cảm giác cơ thể đang lơ lửng: cảm giác chân không chạm đất. Cơ thể nhẹ bẫng như đang bay.
  • Ù tai: cảm thấy ù tai, giảm hoặc mất thính lực tạm thời. Gây ra do rối loạn hệ thống tiền đình – ốc tai.

ù tai

  • Các vấn đề tâm lý: người bệnh có thể xuất hiện tình trạng khó tập trung, bồn chồn, lo lắng quá mức.

Ngoài ra, còn có một số các triệu chứng rối loạn tiền đình ít gặp khác. Như mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, tim đập nhanh, buồn nôn, run chân tay, đau đầu.

4. Chẩn đoán Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn tiền đình là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố để xác định bệnh, bao gồm:

Khám lâm sàng:

  • Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân: Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng, thời gian xuất hiện, tần suất, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Kiểm tra thần kinh: Đánh giá sự phối hợp các vận động, khả năng giữ thăng bằng, phản xạ…
  • Kiểm tra tai mũi họng: Đánh giá tình trạng tai trong, ống Eustachius, các xoang…

Các xét nghiệm:

  • Điện nhãn đồ (ENG): Đo các chuyển động của mắt khi đầu xoay để đánh giá chức năng tiền đình.
  • Xét nghiệm thăng bằng: Đánh giá khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân trong các điều kiện khác nhau.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá cấu trúc của não, tai trong, tìm các tổn thương có thể gây ra rối loạn tiền đình.

mri

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đánh giá cấu trúc của xương thái dương, các xoang.
  • Xét nghiệm máu: Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác như thiếu máu, nhiễm trùng…

5. Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình

Điều trị không đúng cách hay dùng thuốc trị không đúng bệnh sẽ gây lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian. Trong khi tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

  • Điều trị bao gồm: điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, điều trị triệu chứng chóng mặt và nôn, điều trị phục hồi chức năng tiền đình.
  • Phục hồi chức năng: Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, thị giác.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Đây được coi là “chìa khóa vàng” trong việc cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc kê toa: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp về thời gian, liều lượng dùng thuốc.
  • Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (Epley maneuver) trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: phương pháp này thường được các bác sĩ chuyên môn thực hiện bằng các thao tác di chuyển đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định nhằm “tái định vị” các tinh thể bị lạc chỗ trong tai.
  • Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm phục hồi chức năng của tai trong.

Kết luận

Chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai có thể là dấu hiệu của rối loạn tiền đình. Đừng chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy chia sẻ thông tin này để giúp nhiều người nhận biết và phòng tránh bệnh hơn.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến thần kinh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *