Nấm tổ đỉa ở chân là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Căn bệnh này mang đến sự khó chịu, đau đớn và phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Cùng Đức Thịnh Đường tìm hiểu căn bệnh nấm tổ đỉa ở chân và phương pháp điều trị bệnh lý này qua bài viết sau đây.
Dấu hiệu bệnh nấm tổ đỉa ở chân
Nấm tổ đỉa ở chân thường xuất hiện với triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, nóng rát ở các ngón chân và lòng bàn chân. Sau đó lòng bàn chân có các mụn nước li ti, chứa dịch lỏng, đôi khi lan rộng đến mu bàn chân.
Khi gãi hoặc vô tình bị vỡ, mụn nước để lại tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này khiến người bệnh đau đớn, chảy mủ, vùng da bệnh bị bao phủ bởi một lớp vảy màu vàng nhạt.
Hình ảnh nấm tổ đỉa ở chân
Nấm tổ đỉa ở ngón chân
Tổ đỉa ở bàn chân
Tình trạng mụn nước có kích thước to, bị viêm nhiễm
Nấm tổ đỉa ở chân có lây không?
Đây là bệnh lý không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền. Mặt khác, việc gãi ngứa và không điều trị có thể khiến bệnh lan ra rộng và nặng hơn. Bệnh thường không gây biến chứng. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tình trạng nặng hơn. Khi mụn nước vỡ, chúng có thể bị nhiễm trùng hoặc bội nhiễm. Nấm tổ đỉa chân gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng giấc ngủ và giảm tập trung.
Nguyên nhân tổ đỉa chân
Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân sau đây:
- Nhiễm nấm da: Điều này thường dễ xảy ra ở giữa các ngón chân (hoặc ngón tay). Nấm da cần được điều trị để tránh lây lan và biến chứng.
- Phản ứng dị ứng: Khi người bệnh tiếp xúc một số tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như Niken, chất tẩy rửa, hóa chất gia dụng, xà phòng, dầu gội,… có thể dẫn đến kích ứng và gây ra các bệnh viêm da, bao gồm cả tổ đỉa ở trẻ em và người lớn..
- Căng thẳng: Các vấn đề về cảm xúc, tâm lý. Điều này có thể dễ gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
- Đổ nhiều mồ hôi ở chân: Điều này thường phổ biến hơn vào mùa hè. Hoặc khi người bệnh sinh sống ở khu vực khí hậu nóng ẩm.
- Môi trường làm việc: Người thường xuyên tiếp xúc với muối kim loại. Đặc biệt là Niken, Coban thường có xu hướng dễ bị tổ đỉa.
- Thực phẩm không phù hợp: Các loại thực phẩm như nghêu, cá, rau xanh, gan, sữa, các loại hạt,… thường chứa nhiều Coban và dễ gây ra bệnh tổ đỉa.
Điều trị nấm tổ đỉa ở chân bằng phương pháp Đông Y
Đông y gọi nấm tổ đỉa ở chân là chứng thấp cước khí. Nó chủ yếu do thấp nhiệt, phong nhiệt, cơ thể nhiễm tà độc mà sinh ra. Để điều trị căn bệnh này, Đông y dùng phép giải khu phong, trừ thấp, giải độc kết hợp với loại bỏ triệu chứng. Việc điều trị nấm tổ đỉa cần 1 quá trình để cơ thể phục hồi tổn thương, thải loại căn nguyên.
Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường là nhà thuốc Đông Y nổi tiếng và có truyền thống lâu đời. Trải qua hơn 200 năm lịch sử với bao thăng trầm, Nhà thuốc đã trải qua 6 đời lương y. Các đời sau kế thừa những tinh hoa Y học cổ truyền của đời trước và đưa hơi thở của thời đại vào trong các thang thuốc. Tiếp thu các nguyên tắc của Đông Y, nhà thuốc Đức Thịnh Đường đã nghiên cứu và đưa ra các bài thuốc chữa viêm da cơ địa, nấm tổ đỉa, chàm,.. phù hợp với đa số người bệnh. Các bài thuốc giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng, an toàn trong quá trình điều trị và có hiệu quả lâu dài.
Trên đây là những thông tin về bệnh nấm tổ đỉa ở chân mà nhà thuốc Đông Y Đức Thịnh Đường muốn gửi tới bạn. Bạn có thể tham khảo sản phẩm thuốc trị viêm da cơ địa và thuốc trị viêm da Siro An bì của chúng tôi. Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến viêm da kích ứng hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161