Lòng bàn tay nổi đốm đỏ ngứa là tình trạng không hiếm gặp. Để “xử lý” và phòng ngừa cảm giác khó chịu mà hiện tượng này gây ra, cần thiết nên hiểu được nguyên do làm nó xuất hiện. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp một số thắc mắc liên quan.
Nguyên nhân dẫn tới lòng bàn tay nổi đốm đỏ ngứa
Bệnh mề đay
Mề đay là bệnh mãn tính khá phổ biến ở trẻ em với biểu hiện là các mẩn ngứa có màu đỏ, hồng hoặc trắng nhạt. Gây ngứa âm ỉ đến dữ dội. Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa sẽ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, quấy khóc. Mê đay xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, dị ứng thức ăn hoặc mề đay vô căn có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần.
Bệnh chàm tổ đỉa
Bệnh chàm tổ đỉa gây ra những mụn nước trong lòng bàn tay, bàn chân. Khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Nếu để trẻ tiếp tục cào gãi lên các nốt mụn sẽ khiến chất dịch bên trong vỡ ra. Dẫn tới nhiễm trùng nguy hiểm.
Để hạn chế bệnh tái phát, cha mẹ cần tránh cho con tiếp xúc với những nơi ẩm thấp hoặc quá khô. Hạn chế tiếp xúc với kim loại và các chất hóa học, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
Viêm da cơ địa (chàm sữa/ eczema)
Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu là do di truyền hoặc bản thân trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như hải sản, trứng, sữa, xà phòng…
Bệnh gây ra những tổn thương tại nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có lòng bàn tay nổi mẩn đỏ và ngứa. Viêm da cơ địa biểu hiện bởi 5 giai đoạn khác nhau. Xuất hiện trên da với nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa, kích thước khác nhau. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa râm ran khó chịu, quấy khóc, khó ngủ…
Viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân khiến lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa có thể là do bệnh viêm da tiếp xúc. Vì đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Thông thường viêm da sẽ xảy ra tại những vị trí tiếp xúc với dị nguyên gây ra các ban hồng, ngứa rát châm chích. Các triệu chứng này sẽ giảm dần sau 3 – 5 giờ. Trường hợp trẻ tiếp xúc với hóa chất thì cha mẹ cần theo dõi sát sao biểu hiện của bé. Tránh trường hợp bỏng da do axit hay nhiễm khuẩn.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, việc lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý dưới đây:
– Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
– Bệnh vảy nến.
– Bệnh ghẻ.
Cách điều trị lòng bàn tay nổi đốm đỏ ngứa tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ.
– Ngâm rửa bằng nước muối ấm. Nước muối có tác dụng sát khuẩn rất tốt, ngăn ngừa bội nhiễm. Nước ấm còn giúp máu lưu thông, tạo cảm giác dễ chịu cho bé.
– Chườm lạnh cũng giúp các nốt mẩn dịu bớt, giảm mẩn đỏ, nóng rát hiệu quả. Mẹ có thể lấy khăn sữa bọc vài hạt đá viên rồi chườm lên da, lặp lại 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 5 – 10 phút.
– Dùng kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm có tác dụng phục hồi tổn thương và ngừa sẹo hiệu quả. Bôi kem dưỡng ẩm lên vị trí lòng bàn tay nổi mẩn đỏ và ngứa giúp bé dễ chịu. Giảm cảm giác châm chích và sưng nóng hiệu quả.
– Mang bao tay. Trường hợp lòng bàn tay nổi mẩn đỏ và ngứa do viêm da tiếp xúc, cha mẹ nên cho bé đeo bao tay sạch, thông thoáng. Để hạn chế việc con tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên từ môi trường. Ngăn ngừa bệnh bùng phát. Đồng thời sử dụng sữa tắm gội, nước giặt không chứa chất tạo bọt, paraben để tránh bị kích ứng.
Nếu bạn cần giải đáp hoặc đặt lịch khám các thông tin về việc da bị nổi mẩn đỏ. Hãy liên hệ ngay với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi nhé. Tham khảo sản phẩm thuốc trị viêm da cơ địa và thuốc trị viêm da Siro An bì của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161