Mặc dù đau nửa đầu sau gáy thường là triệu chứng lành tính, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau đây hãy cùng Đức Thịnh Đường tìm hiểu tường tận các nguyên nhân gây ra đau nửa đầu sau nhé!
1. Sai tư thế
Việc cúi đầu hoặc cong lưng khi ngồi hoặc đứng lâu ngày sẽ khiến các cơ ở vùng cổ, vai và lưng trên bị căng cứng, gây áp lực lên dây thần kinh và dẫn đến đau đầu sau gáy. Đứng hoặc ngồi thẳng có thể giúp giảm đau đầu do sai tư thế. Thuốc giảm đau không kê đơn cũng có thể hữu ích. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần chữa bằng vật lý trị liệu. Các kỹ thuật vật lý trị liệu sẽ tập trung vào việc giảm căng cơ, tăng cường sức mạnh cơ và cải thiện độ linh hoạt của cột sống cổ.
2. Do sự căng thẳng
Đau nửa đầu phía sau do căng thẳng là một trong những loại đau đầu phổ biến nhất. Thường xuất hiện khi chúng ta đối mặt với áp lực công việc, học tập, các mối quan hệ xã hội hoặc những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ, lan tỏa ở vùng gáy, sau đầu. Và có thể lan rộng ra cả vùng trán, thái dương.
Cảm giác đau thường được mô tả như một chiếc băng thít chặt đầu. Gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chính của đau nửa đầu phía sau do căng thẳng là sự co thắt của các cơ ở vùng cổ, vai và đầu. Khi căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra các hormone gây căng thẳng như cortisol, adrenaline. Khiến các mạch máu co lại và gây ra đau đầu.
Có hai loại đau đầu do căng thẳng:
- Từng cơn: Xảy ra khi bạn căng thẳng, lo lắng, đói, tức giận, chán nản hoặc mệt mỏi.
- Kinh niên: Loại đau đầu này xảy ra hơn 15 lần / tháng và kéo dài ít nhất 3 tháng. Cơn đau hầu như không bao giờ biến mất mà chỉ có thể thay đổi mức độ trong suốt một ngày. Bạn cũng có thể cảm thấy hơi buồn nôn kèm theo.
3. Chứng viêm khớp
Tình trạng này diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở những người trung niên và cao tuổi. Khi các khớp ở cột sống cổ bị viêm, sưng và cứng. Chúng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu xung quanh. Dẫn đến những cơn đau nhức lan tỏa từ gáy lên đỉnh đầu. Cảm giác đau thường âm ỉ, dai dẳng, có thể tăng lên khi vận động hoặc thay đổi tư thế. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác. Như cứng cổ, hạn chế vận động cổ, đau vai, mỏi mệt.
Viêm khớp gây đau nửa đầu phía sau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp cột sống cổ, và các bệnh lý viêm khớp khác. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, di truyền, chấn thương, nhiễm trùng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
4. Hạ huyết áp thấp
Hạ huyết áp nội sọ tự phát (SIH) thường được gọi là đau đầu do huyết áp thấp. Tình trạng này xảy ra khi có dịch tủy sống bị rò rỉ ở cổ hoặc lưng. Sự rò rỉ này khiến lớp đệm của chất lỏng tủy sống xung quanh não giảm xuống.
Các triệu chứng của SIH bao gồm:
- Đau dữ dội ở phía sau đầu và cổ
- Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc ngồi
- Cơn đau thuyên giảm sau khi bạn nằm xuống nghỉ ngơi trong nửa giờ.
- Một số người bị SIH thức dậy với cơn đau đầu nhẹ và nặng dần trong ngày.
Nếu bạn nghĩ rằng mình mắc phải tình trạng này, nên đi khám bác sĩ để có thể được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
Hầu hết bệnh nhân bị đau đầu do huyết áp thấp nhận thấy rằng các phương pháp điều trị đau đầu thông thường không hiệu quả. Thay vào đó, họ sẽ áp dụng phương pháp kết hợp caffeine, bổ sung nước và nằm nghỉ ngơi.
Có một thủ thuật ngoại trú, trong đó bác sĩ sẽ lấy máu từ cánh tay bạn và tiêm vào cột sống dưới. Cơn đau đầu biến mất gần như ngay lập tức, tuy nhiên bạn có thể bị đau thắt lưng trong tối đa một tuần hoặc thậm chí lâu hơn (trường hợp hiếm).
5. Đau dây thần kinh chẩm
Loại đau đầu này khá hiếm gặp, có liên quan đến cơn đau ở các dây thần kinh chẩm chạy từ tủy sống đến da đầu. Khi những dây thần kinh này bị tổn thương hoặc viêm, bạn có thể cảm thấy đau ở phía sau đầu hoặc sau tai.
Một số người mô tả cơn đau này như dao đâm và rất dữ dội, giống như một cú sốc. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giây đến vài phút. Sau đó, bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ.
Các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây đau dây thần kinh chẩm. Cơn đau đầu có thể xuất hiện khi bạn thực hiện các hoạt động bình thường, chẳng hạn như chải tóc hoặc nằm lên gối. Những người bị chấn thương cổ hoặc có khối u có thể mắc phải dạng đau đầu này như một tác dụng phụ.
Điều trị thường bao gồm chườm ấm và xoa bóp nhẹ nhàng. Thuốc chống viêm và thuốc giãn cơ cũng có thể hữu ích. Nếu bạn thường xuyên gặp những cơn đau đầu này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống động kinh để giảm bớt các cơn đau.
6. Thoát vị đĩa đệm
Các đĩa đệm bị thoát vị ở cột sống cổ có thể gây đau và căng cổ. Cơn đau thường bắt nguồn ở phía sau đầu, cũng như ở thái dương hoặc sau mắt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau nửa đầu sau và vai gáy, hoặc khó chịu ở cánh tay trên.
Đau đầu do thoát vị đĩa đệm có thể tăng lên khi bạn đang nằm. Một số bệnh nhân còn bị thức giấc giữa đêm vì cơn đau làm gián đoạn giấc ngủ. Khi nằm xuống, bạn cũng có thể cảm thấy một áp lực đè lên đỉnh đầu giống như một quả nặng.
Kết luận
Đau nửa đầu sau và vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, việc tự chẩn đoán tại nhà là không nên. Để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, người bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến thần kinh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông