Giải Đáp Về Đau Nửa Đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Biện Pháp Chẩn Đoán

Đau nửa đầu là tình trạng đau một bên đầu có thể do thói quen, chế sinh lý hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Đau nửa đầu không chỉ là một cơn đau đầu đơn thuần mà còn là một căn bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Bài viết này Đức Thịnh Đường sẽ giải đáp tường tận cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách kiểm soát các cơn đau.

1. Đau nửa đầu là bệnh gì?

đau nửa đầu

Đau nửa đầu, hay còn gọi là migraine, là một căn bệnh thần kinh phổ biến. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội ở một bên đầu, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Đau nửa đầu bên trái và đau nửa đầu bên phải thường gặp với tần suất như nhau. Cơn đau đầu thường kéo dài từ khoảng vài giờ. Một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày.

Đây là một bệnh lý thần kinh lành tính phổ biến, hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi. Ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được giải thích rõ ràng nên việc điều trị còn nhiều hạn chế. Chủ yếu chỉ điều trị giảm nhẹ và hạn chế việc tái phát triệu chứng đau.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu

Nguyên nhân gây đau nửa đầu vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền khi nhận thấy có trên 60%  trường hợp bệnh nhân đau nửa đầu có bố mẹ cũng mắc phải chứng đau nửa đầu.

Ngoài ra, sự rối loạn hoạt động của dây thần kinh sinh ba và sự mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh serotonin có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra đau nửa đầu.

serotonin

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm như socola, rượu, phô mai và các thực phẩm có tính axit cũng có thể là tác nhân kích hoạt cơn đau.

3. Nhận biết các triệu chứng của bệnh này là gì?

Đau nửa đầu bao gồm 4 giai đoạn ứng với những triệu chứng khác nhau, gồm: Triệu chứng mơ hồ, hào quang, tấn công và sau cơn đau. Mỗi người bệnh sẽ trải qua một giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 1: Triệu chứng mơ hồ

Ở giai đoạn này, cơn đau nửa đầu thường đến sau khi phát những dấu hiệu cảnh báo trước 1 đến 2 ngày như:

  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Mệt mỏi, uể oải trong người.
  • Thèm ăn hoặc chán ăn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.
  • Thường xuyên ngáp.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp cơn đau xảy ra nhưng không xuất hiện một dấu hiệu cảnh báo nào. Theo Migraine Trust, có khoảng 70 – 90% người bệnh đau nửa đầu sẽ nằm trong trường hợp này.

Giai đoạn 2: Hào quang

Hào quang là sự rối loạn các giác quan, có thể xảy ra trước hoặc trong khi bị đau nửa đầu, xuất phát từ hệ thần kinh và dẫn đến nhiều rối loạn cơ thể, kéo dài trong vài phút đến 1 giờ, bao gồm:

  • Nhìn thấy ảo giác như tia sáng nhấp nháy, chấm đen, đường lượn sóng, có điểm mù hoặc khoảng trống trong tầm nhìn…
  • Mất thị lực, không nhìn thấy gì cả.
  • Cảm giác ngứa và tê ở một bên cơ thể.
  • Cảm thấy nặng ở phần tay chân.
  • Không nói rõ ràng được, ù tai.

Giai đoạn 3: Tấn công

Ở giai đoạn tấn công, cơn đau nửa đầu có phần dữ dội hơn, nếu không được điều trị sẽ kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Mức độ cơn đau xảy ra tùy thuộc vào mỗi người, có người bị đau vài ngày 1 lần, có người lại bị 1-2 lần/năm. Những dấu hiệu cụ thể như:

  • Cơn đau xuất hiện ở 1 bên hoặc toàn bộ đầu.
  • Có cảm giác đau giật nhói đầu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cơ thể yếu ớt, nhợt nhạt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi.

Giai đoạn 4: Sau cơn đau

Sau khi cơn đau nửa đầu đã đi qua, bạn có thể gặp những triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, kiệt sức.
  • Đau hay yếu cơ.
  • Có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn tùy vào từng người.
  • Tâm trạng thay đổi.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh đau nửa đầu chủ yếu dựa vào việc bệnh nhân mô tả chi tiết các triệu chứng và tiền sử bệnh. Tuy nhiên, để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung.

Khám lâm sàng:

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tần suất, cường độ, vị trí đau, các triệu chứng đi kèm, các yếu tố khởi phát cơn đau, các loại thuốc đã sử dụng và hiệu quả điều trị.
  • Khám thần kinh: Kiểm tra các phản xạ, cảm giác, sức mạnh cơ, phối hợp vận động để loại trừ các bệnh lý thần kinh khác.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng các cơ quan, loại trừ các bệnh lý gây ra đau đầu như thiếu máu, rối loạn điện giải, nhiễm trùng.
  • Chụp hình ảnh:
    • Chụp CT hoặc MRI: Đánh giá cấu trúc não, loại trừ các tổn thương thực thể như u não, xuất huyết não, dị dạng mạch máu.

chụp mri

    • Đo điện não đồ (EEG): Đánh giá hoạt động điện của não, loại trừ các bệnh lý như động kinh.
    • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh: Đánh giá chức năng của các dây thần kinh, loại trừ các bệnh lý về thần kinh ngoại biên.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán:

Để chẩn đoán đau nửa đầu, bác sĩ sẽ dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế, trong đó bao gồm:

  • Tần suất và thời gian của các cơn đau.
  • Các đặc điểm của cơn đau (vị trí, cường độ, tính chất).
  • Các triệu chứng đi kèm (buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh).
  • Các yếu tố khởi phát và làm trầm trọng thêm cơn đau.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến thần kinh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *