Đau Đại Tràng Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Đau đại tràng bên phải là triệu chứng thường gặp, thường liên quan đến các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số tình trạng nghiêm trọng như: Viêm ruột thừa, viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật, sỏi thận, nhiễm trùng thận…

Đau đại tràng bên phải

Vùng bụng dưới bên phải là nơi chứa ruột thừa, đại tràng và một phần của cơ quan sinh sản nữ. Cơn đau xảy ra ở khu vực này có thể liên quan đến bệnh viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi thừa, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu….Cơn đau nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo như viêm ruột thừa, sỏi mật hoặc các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên ghi lại thời điểm khởi phát cơn đau, biểu hiện cơn đau quặn cơn hay âm ỉ, cường độ cơn đau, cơn đau lan đến các vùng nào, thời gian mỗi cơn đau và các biểu hiện bất thường đi kèm khác như nôn, sốt, đi tiêu, tiểu, … để cung cấp thông tin cho bác sĩ lúc chẩn đoán.

dau-dai-trang-ben-phai-01

Nguyên nhân đau đại tràng bên phải

1. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường xuất hiện với triệu chứng đau vùng bụng bên phải hay quanh rốn. Đầu tiên, cơn đau có thể xảy ra quanh rốn hay vùng thượng vị. Sau 6 đến 12 tiếng di chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải. Triệu chứng đau tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian. Có thể đau dữ dội, co cứng thành bụng. Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Sốt trên 39 độ
  • Đau tăng lên khi sờ nắn vùng bụng dưới bên phải

Nếu người bệnh nhận thấy dấu hiệu viêm ruột thừa, nên đi khám ngay để được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

2. Sỏi thận

Sỏi thận cản trở đường vận chuyển nước tiểu, có thể gây đau vùng bụng bên phải, sau đó lan dần ra sau lưng hoặc lan xuống bụng dưới, cơ quan sinh dục. Cơn đau quặn thận thường kéo dài khoảng 20 – 60 phút. Sau đó có thể thuyên giảm nhưng lại tái phát. Mức độ cơn đau tiến triển từ trung bình đến nặng. Các triệu chứng khác có thể nhận thấy như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Tiểu ra máu, tiểu đục
  • Bí tiểu, khó tiểu hoặc đi tiểu nhiều bất thường
  • Sốt

Nếu người bệnh bị sỏi thận, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau để giảm triệu chứng. Nếu nhiễm trùng hệ tiết niệu xảy ra, người bệnh cần dùng kháng sinh dưới chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp cần can thiệp tán sỏi hoặc phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân sỏi thận niệu.

3. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. 95% thai ngoài tử cung ở vị trí vòi trứng. Nữ giới gặp phải tình trạng này có thể bị đau bụng bên phải kèm các triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch màu nâu
  • Trễ kinh
  • Đau hạ vị

Thai ngoài tử cung vỡ là trường hợp cấp cứu sản khoa cần phải được nhập viện ngay để được chẩn đoán, phẫu thuật cắt bỏ khối thai vỡ và cầm máu. Tình trạng mất máu nhiều có thể dẫn đến choáng mất máu, tử vong.

4. Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease) là một bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Đây là một căn bệnh thường gặp, thường do vi khuẩn lậu hoặc chlamydia gây nên. Bệnh có thể gây đau vùng bụng dưới bên phải, đi kèm các triệu chứng như:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Nóng rát khi đi tiểu

Viêm vùng chậu hoàn toàn có thể điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh sẽ không thể phục hồi vết sẹo gây ra trong quá trình nhiễm bệnh. Mặt khác, nếu tình trạng bệnh không được điều trị, càng kéo dài, nguy cơ mắc các vấn đề khác sẽ càng lớn, chẳng hạn như vô sinh.

5. Nhiễm trùng tiêu hóa

Nhiễm trùng tiêu hóa là tình trạng đau bụng tiêu chảy dạng phân nước hoặc nhớt, diễn ra liên tục trong vài ngày. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự tấn công của các vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn và nấm men vào cơ thể người. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp bị nhiễm trùng tiêu hóa do sự xâm nhập và gây tổn thương của các loại ký sinh trùng.

Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, người bệnh ngoài đau bụng sẽ có các triệu chứng dưới đây:

  • Tiêu chảy
  • Tiêu phân nhầy máu
  • Sốt
  • Nôn ói
  • Ăn uống kém

Phần lớn các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiêu hóa có khả năng tự phục hồi mà không cần điều trị. Người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nếu cơ thể bị mất quá nhiều nước trong quá trình bị tiêu chảy, nôn, sốt, cần đến cơ sở y tế để được xử lý, truyền bù nước kịp thời. Cơ thể mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến nhiều hệ quả đáng lo ngại.

Với những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng, người bệnh cần nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các vi pháp điều trị khác. Tùy vào kết quả xét nghiệm mẫu phân để tìm tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thông thường, thời gian phục hồi sẽ mất khoảng một vài tuần.

6. Hội chứng ruột kích thích

Cơn đau bụng bên phải xảy ra do hội chứng ruột kích thích thường cải thiện sau khi đi đại tiện. Các triệu chứng có thể đi kèm bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đầy hơi

Các triệu chứng thường kéo dài trên 3 tháng. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được kết luận chính xác nhưng thường xảy ra phổ biến ở những người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Phương pháp điều trị thường được chỉ định bao gồm: Dùng thuốc kê đơn (scopolamine), điều chỉnh chế độ ăn uống…

7. Đau bụng kinh

Nữ giới có thể bị đau bụng bên phải hoặc trái vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tại thời điểm rụng trứng. Cơn đau không nghiêm trọng nhưng thường kéo dài nhiều ngày. Quá trình rụng trứng diễn ra luân phiên tại hai buồng trứng (tháng trước bên trái, tháng sau bên phải), cảm giác đau sẽ xuất hiện tương ứng với bên đang rụng trứng. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những người có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hoặc đang mang thai ngoài tử cung.

Nếu cảm giác đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm dưới chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa. Các biện pháp như chườm ấm, uống trà thảo dược… cũng có thể giúp cải thiện tình trạng khó chịu này.

Cách phòng ngừa đau bụng bên phải

Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau bụng bên phải có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Một số phương pháp hữu ích có thể kể đến như:

  • Uống nhiều nước để tránh táo bón
  • Hình thành thói quen đi đại tiện đều đặn
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ chất xơ thông qua các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Ăn chậm nhai kỹ
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để ngăn ngừa táo bón, căng thẳng và tăng cường phát triển cơ bụng
  • Di chuyển, vận động an toàn để tránh chấn thương vùng bụng

dau-dai-trang-ben-phai-02

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh đại tràng hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi. Tham khảo sản phẩm thuốc trị đại tràng của chúng tôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *