Viêm Đại Tràng Bị Đầy Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp

Một trong các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng là đầy hơi, khó chịu. Người bệnh bị viêm đại tràng đầy hơi phải làm sao để khắc phục chứng đầy hơi được người bệnh quan tâm bên cạnh việc điều trị bệnh. Bài viết dưới đây của Đức Thịnh Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục khi người bệnh viêm đại tràng đầy hơi.

Viêm đại tràng bị đầy hơi

Viêm đại tràng đầy hơi là tình trạng viêm loét đại tràng kèm triệu chứng đầy hơi, đau âm ỉ, ợ chua…Niêm mạc đại tràng xuất hiện những ổ viêm nếu không được làm lành sẽ dễ xâm lấn sang vùng niêm mạc rộng hơn. Các vết viêm gây ra cơn đau bụng âm ỉ tại ruột già. Bên cạnh đó, rất có thể người bệnh sẽ phải sống chung với tình trạng đầy hơi trong quá trình mang bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đại tràng đầy hơi

Bệnh viêm đại tràng đầy hơi có nhiều biểu hiện không rõ ràng. Điều này khiến người bệnh nhầm tưởng mình đang mắc phải các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, nếu để ý người bệnh có thể phát hiện bệnh khi xâu chuỗi các triệu chứng liên quan như:

  • Bụng đầy hơi, căng tức là biểu hiện hàng đầu của bệnh lý. Khi đó, đau tấy tại đại tràng khiến người bệnh cảm thấy chèn ép sang các cơ quan nội tạng khác.
  • Táo bón ra máu hoặc dịch nhầy, người bệnh luôn trong trạng thái buồn đi đại tiện.
  • Sụt cân nhanh cũng là một triệu chứng đau viêm đại tràng dễ gặp. Thủ phạm hàng đầu là những vết loét ở niêm mạc đại tràng làm giảm khả năng hấp thụ tốt dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Mất nước cơ thể: Người bệnh đại tràng đầy hơi rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể bị hao hụt nước. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hệ bài tiết của cơ thể.

dai-trang-day-hoi

Nguyên nhân gây chướng hơi

1. Hơi tích tụ trong dạ dày

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chướng bụng. Chướng bụng do hơi tích tụ trong dạ dày có thể gây khó chịu nhẹ hoặc đau dữ dội tùy theo từng trường hợp. Đa phần triệu chứng đều tự biến mất sau vài giờ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Thực phẩm, đồ uống: nước ngọt có gas, sữa, đậu, súp lơ, bắp cải…
  • Nhiễm trùng dạ dày.
  • Bệnh mãn tính: Celiac, hội chứng ruột kích thích (IBS)…
  • Chứng khó tiêu chức năng.

2. Khó tiêu

Chứng khó tiêu có thể gây chướng bụng đầy hơi. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau đều xảy ra trong ngắn hạn. Nguyên nhân có thể kể đến gồm:

  • Ăn quá nhiều.
  • Uống nhiều rượu.
  • Dùng thuốc gây kích ứng dạ dày, chẳng hạn như ibuprofen.
  • Nhiễm trùng dạ dày ở mức độ nhẹ.

3. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng dạ dày có thể gây đầy hơi với một số triệu chứng kèm theo như: Tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng.

Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của vi khuẩn Escherichia coli, Helicobacter pylori hoặc virus norovirus, rotavirus… Triệu chứng cũng thường có xu hướng thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp mất nước nghiêm trọng vẫn có thể kéo dài, cần được điều trị sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đầy hơi chướng bụng kèm nôn mửa thường xuyên.
  • Phân có máu.
  • Sốt cao.

4. Tăng mức độ giữ nước trong cơ thể

Thức ăn mặn, thay đổi nồng độ hormone và không dung nạp thức ăn là những nguyên nhân điển hình khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn bình thường. Đó là lý do tại sao một số phụ nữ bị chướng bụng đầy hơi ngay trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu triệu chứng kéo dài và xảy ra thường xuyên, nguyên nhân có thể nghiêm trong hơn, chẳng hạn như: suy gan thận, tiểu đường… Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được điều trị sớm.

5. Rối loạn mãn tính

Bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng thường gây đầy hơi. Bệnh lý Crohn đã có liệu trình điều trị cụ thể. Ngược lại, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định chính xác, cần trải qua chẩn đoán phức tạp hơn. Bên cạnh chướng bụng, cả hai bệnh lý này còn có thể gây tiêu chảy, đau bụng đi kèm.

6. Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một chứng rối loạn ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày. Điều này khiến các dây thần kinh bên trong cơ quan hoạt động thiếu chính xác, tiêu hóa thực ăn chậm hơn.

7. Táo bón

Đầy hơi xảy ra khi thức ăn tích tụ trong ruột, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ.
  • Không dung nạp thực phẩm.
  • Ảnh hưởng từ thai kỳ.
  • Rối loạn đường ruột.
  • Thiếu hụt magie.
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc.

Hầu hết các trường hợp đều cải thiện hiệu quả sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng, uống nhiều nước, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh.

8. Không dung nạp thực phẩm

Một số trường hợp bị đầy hơi sau khi ăn thực phẩm khó dụng nạp, chẳng hạn như: đường, sữa, hải sản… Triệu chứng thường gặp là chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy. Cách kiểm soát nhanh và hiệu quả nhất là ngưng tiêu thụ những thức ăn này.

Cách khắc phục tình trạng viêm đại tràng bị đầy hơi

1. Thuốc

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng chướng bụng, đầy hơi như Maalox, Alka-Seltzer, Gaviscon xanh, thuốc chữ P, Normogastryl,… Nếu tình trạng bệnh quá nghiêm trọng, bạn có thể yêu cầu được kê các loại thuốc này.

Tuy nhiên, về lâu dài, việc dùng thuốc không phải là cách tốt nhất vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thay vào đó, người bệnh có thể thử một số mẹo dân gian sau:

  • Nước gừng mật ong: Băm nhuyễn một miếng gừng, cho vào ly nước nóng, khuấy đều với 2 thìa mật ong và uống khi còn ấm.
  • Giấm táo: Pha 2 thìa giấm táo với 100ml nước ấm, uống sau khi ăn.
  • Nước chanh nóng: Chanh chứa nhiều vitamin C và chất xơ, tốt cho đường tiêu hóa và loại bỏ vi khuẩn có hại. Pha vài giọt chanh với nước ấm và uống trước khi ăn để giảm triệu chứng đầy hơi.
  • Nước ép cà rốt: Tốt cho bệnh nhân tiêu chảy, giúp xoa dịu đường ruột.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

Điều trị viêm đại tràng thông qua chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Người bệnh nên lưu ý:

  • Tránh ăn đồ ăn từ sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có chứa chất kích thích và có ga.
  • Nên ăn các loại rau, củ, quả, thịt nạc, cá, trứng và các thức ăn giàu tinh bột. Hằng ngày nên ăn 1 đến 2 hũ sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại.

dai-trang-day-hoi-02

3. Massage bụng

Người bệnh cũng có thể massage bụng, tốt nhất là vào buổi sáng. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, sau đó massage dọc theo khung đại tràng để kích thích hoạt động của nhu động ruột. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm men tiêu hóa để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, giảm thiểu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Kết luận

Viêm đại tràng kèm đầy hơi là một tình trạng khó chịu nhưng có thể được giải quyết hiệu quả thông qua việc sử dụng thuốc phù hợp, áp dụng các biện pháp dân gian, và thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, việc massage bụng và bổ sung men tiêu hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng.

Điều quan trọng là người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp thời và đúng đắn. Việc tuân thủ các hướng dẫn về chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp giảm bớt triệu chứng mà còn ngăn ngừa tái phát viêm đại tràng.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến đại tràng, hãy liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Tham khảo sản phẩm thuốc trị đại tràng của chúng tôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông

 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *