Nhiều ba mẹ lo lắng cho tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh khi thấy các vết đỏ trên trán, má, cổ và đầu. Trẻ sơ sinh bị chàm đỏ có nguy hiểm không? Làm cách nào để hết tình trạng này? Trong bài viết này, Đức Thịnh Đường sẽ lý giải chi tiết vì sao trẻ sơ sinh bị chàm đỏ, hướng điều trị và chăm sóc phù hợp.
Chàm đỏ là gì?
Vết chàm đỏ là một dạng dị dạng mao mạch lành tính, được tạo nên từ nhiều tế bào sản sinh sắc tố tập trung tại một vùng da. Phát triển trong giai đoạn thai kỳ hoặc trẻ mới sinh từ 0 đến 4 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh bị chàm đỏ có nguy hiểm không?
Theo nhiều chuyên gia, vết chàm đỏ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, ngoài vấn đề thẩm mỹ. Kích thước của chúng phát triển chậm và có xu hướng ngừng khi trẻ dậy thì.
Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh bị chàm đỏ ở vùng mắt, ba mẹ cần đặc biệt theo dõi. Vì có khả năng tạo ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, bội nhiễm, ảnh hưởng đến thị lực, giác mạc.
Các dấu hiệu nhận biết chàm đỏ
Tùy theo cơ địa, chàm đỏ sẽ có hình dạng, kích thước và vị trí ở mỗi người khác nhau. Nhìn chung, chúng sẽ có chung dấu hiệu nhận biết sau:
- Có màu hồng đậm hoặc đỏ tươi;
- Bề mặt khô hoặc có vảy li ti;
- Kích thước to nhỏ phụ thuộc vào lượng sắc tố tập trung dưới da;
- Vị trí xuất hiện phổ biến thường ở mặt, cổ, chân tóc, tay, chân;
- Khi miết tay vào vùng da bị chàm đỏ sẽ nhạt dần và trở lại màu sắc cũ khi thả tay;
- Châm chích, ngứa ngáy khi tiếp xúc với mồ hôi, nước bẩn.
Trên thực tế, vết chàm đỏ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác mà ba mẹ nên biết:
- Bớt nevi giãn mao mạch: Hình thành khi mao mạch giãn rộng, kích thước nhỏ, có màu đỏ. Vùng da dày sừng, mẫn cảm dễ bị kích ứng bởi các nhân tố xung quanh. Đặc biệt, vết bớt càng đậm hơn khi trẻ khóc và theo suốt đời.
- Bớt đỏ rượu vang: Kích thước nhỏ bằng một chấm từ vài mm đến cm, màu đỏ/ tím và tập trung ở vùng da kín. Khi trẻ càng lớn, vết bớt càng đậm màu hơn và tự khỏi mà không cần điều trị.
- Bớt u máu: Là các vết bớt có màu đỏ sẫm, thâm tím và nổi trên bề mặt da. Phát triển nhanh khi trẻ 4-5 tháng tuổi và dừng khi trẻ 1-2 tuổi. Đa số là bớt lành tính nhưng có số ít bị nhiễm trùng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân gây ra vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Có 3 nguyên nhân chính gây ra vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh đó là:
- Do gen di truyền: Là nguyên nhân hàng đầu với tỷ lệ cao khi trẻ có người thân trong gia đình cũng bị chàm đỏ.
- Do đột biến gen: Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc với môi trường không an toàn khiến trẻ bị đột biến gen.
- Do nhiễm khuẩn: Khi mới chào đời tiếp xúc với virus và vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu khó chống lại các tác nhân có khả năng phân chia tế bào. Từ đó, dẫn tới việc phát triển các vết chàm đỏ.
Cách điều trị chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị từ mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, bài thuốc Đông y đến thuốc Tây.
Tuy nhiên, cách tốt nhất ba mẹ nên làm khi nghi ngờ trẻ bị chàm đỏ đó là đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ, chuyên gia da liễu khám. Điều này giúp đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp với sức đề kháng non yếu của trẻ. Đồng thời, tránh xảy ra các tác dụng phụ từ việc áp dụng sai cách điều trị.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đỏ
Để điều trị chàm đỏ ở trẻ sơ sinh không hề dễ dàng. Vì các bé thường vô thức động tay hoặc tìm cách chà xát vào vùng da tổn thương khi ngứa. Do đó, ba mẹ luôn phải ghi nhớ các lưu ý sau trong quá trình chăm sóc:
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân và đeo bao tay để hạn chế bé cào gãi da.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Cung cấp và duy trì độ ẩm cho làn da của trẻ.
- Không sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng tăng kích thích da.
- Không chà xát mạnh, không tắm bằng nước nóng.
- Sử dụng khăn mềm, thấm hút nước tốt để lau cho bé sau khi tắm.
Ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý, chàm đỏ là triệu chứng khó điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần. Theo dõi đều đặn, chăm sóc đúng cách và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa là cách kiểm soát và phòng ngừa tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về chàm đỏ ở trẻ sơ sinh mà Nhà thuốc Đức Thịnh Đường muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn cần giải đáp hoặc đặt lịch khám các triệu chứng của chàm đỏ. Hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi nhé. Tham khảo sản phẩm thuốc trị viêm da cơ địa và thuốc trị viêm da Siro An bì của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161