Các Dấu Hiệu Bị Dị Ứng Thức Ăn Và Cách Xử Lý Kịp Thời

Dị ứng thức ăn là một phản ứng miễn dịch quá mẫn. Bài viết này Đức Thịnh Đường sẽ cung cấp những kiến thức khoa học về nguyên nhân,  dấu hiệu bị dị ứng và các phương pháp để xử lý kịp thời, bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

1. Thế nào là bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là phản ứng quá mức của cơ thể đối với một hoặc một số thành phần trong thức ăn, dù lượng rất ít. Các phản ứng này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ ăn. Gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn rất đa dạng. Bao gồm tuổi tác, giới tính, di truyền, môi trường và thói quen ăn uống. Trong đó, tuổi tác là yếu tố đáng chú ý. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tăng nguy cơ dị ứng thức ăn so với người lớn.

dị ứng thức ăn

2. Các dấu hiệu khi bị dị ứng thức ăn

Triệu chứng và mức độ của dị ứng thức ăn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, loại thức ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nhưng nhìn chung, đều có các biểu hiện cơ bản dưới đây.

Phát ban và ngứa da

phát ban

Một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bạn bị dị ứng với thức ăn là ngứa ngáy, phát ban đỏ ở những vùng da mặt (đặc biệt là miệng), da cổ, bàn tay, bàn chân,…

Ngứa ran trong miệng

Cảm giác ngứa ran trong miệng. Nhất là các bộ phận môi, lưỡi, cổ họng,… sau khi ăn cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với các chất có trong đồ ăn. Với những người nhạy cảm thì cảm giác này càng lúc càng khó chịu.

Tức ngực, khó thở

Không chỉ gây cảm giác ngứa ran ở cổ họng, tình trạng dị ứng với thức ăn nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến vùng họng bị tổn thương, những đường dẫn khí nhỏ bị sưng. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè và tức ngực.

Ói mửa, tiêu chảy

ói mửa

Việc đi ngoài và nôn ói liên tục, kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng không loại trừ bị dị ứng thức ăn. Để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, bạn cần đi khám ngay nếu gặp phải tình trạng này.

Tụt huyết áp

Cảm giác ngứa, tức ngực, khó thở, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy như đã nói ở trên nếu kéo dài mà không có biện pháp điều trị tích cực có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn. Như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp và bất tỉnh. Lúc này, cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để tránh nguy hiểm.

Sốc phản vệ

sốc phản vệ

Sốc phản vệ thường xảy ra ở những người bị dị ứng với thức ăn đột ngột. Mặc dù tỷ lệ bị sốc phản vệ không cao, nhưng mức độ nguy hiểm rất lớn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bất tỉnh, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy người bệnh bị sốc phản vệ sau khi ăn bao gồm:

  • Hạn chế và thắt chặt đường thở.

  • Cổ họng ngứa ran, sưng đỏ khiến việc thở gặp khó khăn.

  • Huyết áp tụt, mập đập nhanh.

  • Mất ý thức.

3. Cách xử lý khi bị mắc dị ứng thức ăn

Phòng tránh những yếu tố có khả năng gây ra dị ứng

Đối với trẻ nhỏ: do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thức ăn. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng trong việc chọn lựa và chế biến thức ăn cho bé. Đồng thời, vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng.

Đối với người lớn: để phòng tránh dị ứng, người lớn nên tìm hiểu kỹ về các loại thực phẩm. Đặc biệt là những loại thực phẩm mà mình nghi ngờ có thể gây dị ứng.

Với thực phẩm đóng hộp, nên xem thành phần bao gồm những gì. Đảm bảo không chứa những chất có thể gây dị ứng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm hết hạn. Bởi chúng không chỉ gây dị ứng mà còn có nguy cơ gây ngộ độc.

hết hạn

Khi xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng như đã nói (ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, đi ngoài,…) sau khi ăn, đặc biệt là ăn thức ăn lạ thì cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và cách điều trị.

Cách xử lý kịp thời khi đã bị dị ứng thức ăn

Nếu nghi ngờ bị dị ứng thức ăn, việc đầu tiên cần làm là ngưng ngay việc sử dụng loại thực phẩm đó. Đồng thời, có thể bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng, việc đến bệnh viện hoặc phòng khám là vô cùng cần thiết để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Đặc biệt, trong trường hợp sốc phản vệ, việc cấp cứu kịp thời là yếu tố quyết định đến tính mạng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Kết luận

Dị ứng thức ăn là một phản ứng bất thường của cơ thể khi tiếp xúc với một số loại thực phẩm. Hệ miễn dịch sẽ hiểu nhầm những thành phần vô hại trong thức ăn là mối đe dọa và gây ra các phản ứng dị ứng. Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, từ nhẹ như nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa đến nghiêm trọng như sốc phản vệ. Để đảm bảo sức khỏe, việc hiểu rõ về dị ứng thức ăn, nguyên nhân gây ra và cách phòng tránh là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến da liễu hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông

 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *