Da của bạn xuất hiện ban đỏ, ngứa, nứt nẻ, đau rát… đã một thời gian mà mãi không khỏi. Vậy thì có thể bạn đã bị bệnh chàm khô. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm da để lại thâm sẹo vĩnh viễn. Chàm khô là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh chàm khô hiệu quả là như thế nào? Hãy cùng Đức Thịnh Đường tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh chàm khô
Chàm khô có tên gọi tiếng Anh là Eczema, một dạng bệnh chàm tiếp xúc ở giai đoạn mãn tính. Bệnh phổ biến ở những nơi có thời tiết hanh khô như miền Bắc Việt Nam và ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ bị bệnh nhất.
Dù không gây nguy hiểm sức khỏe, không lây nhiễm nhưng bệnh có tính chất dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Đồng thời, thương tổn do bệnh chàm khô để lại gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh vì tính thẩm mỹ.
Các triệu chứng của bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô khởi phát ở các vị trí như da mặt, ngón tay và ngón chân. Trong giai đoạn đầu, bề mặt da hình thành các vùng ban đỏ, khô ráp gây ngứa.
Khi bệnh trở nặng, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Xuất hiện mụn nước li ti chứa dịch, mủ dễ vỡ;
- Bề mặt da bóng loáng, bong tróc thành từng mảng, chảy máu;
- Tần suất và cấp độ ngứa tăng ảnh hưởng tới giấc ngủ;
- Hình thành các mảng da hằn cổ trâu, sần, đậm màu và dày hơn vùng da bình thường;
- Bệnh chàm khô ở mặt phù nề ảnh hưởng đến thị lực và giác mạc;
- Chàm bội nhiễm khiến vùng da bị bệnh biến dạng hoặc để lại sẹo vĩnh viễn.
Bên cạnh các triệu chứng chàm khô chung kể trên, người bệnh có thể bị cùng lúc các vấn đề da liễu khác. Ví dụ như rôm sảy, vảy nến, viêm nang lông, nấm da, viêm da dị ứng hay viêm da tiếp xúc. Vì vậy, khi có những dấu hiệu khác thường trên da người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh chàm khô là do đâu?
Theo một số nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây ra bệnh Eczema là do:
Bị bệnh chàm khô do cơ địa
- Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu.
- Rối loạn chuyển hóa khiến lớp tế bào sừng trên da tăng sinh quá mức.
- Hàng rào bảo vệ yếu, cấu trúc da mỏng, khô và mất nước.
- Người có tiền sử mắc bệnh da liễu, bệnh dị ứng.
- Mang trong mình yếu tố di truyền cận huyết.
Bị bệnh chàm khô do tác nhân bên ngoài
- Thời tiết lạnh, hanh khô, môi trường ô nhiễm làm da không kịp thích ứng gây ra bệnh chàm khô.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại và hóa mỹ phẩm gây kích ứng, phá vỡ liên kết giữa các tế bào.
- Bị tấn công bởi một số loại vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng.
- Dị ứng với bụi bẩn, xăng dầu, lông thú cưng, phấn hoa…
- Thói quen vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn tích tụ.
Cách điều trị bệnh chàm khô an toàn, hiệu quả
Bệnh chàm khô thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, các triệu chứng để bác sĩ chuyên khoa lập ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là ba cách điều trị chàm khô phổ biến:
Điều trị bệnh chàm khô bằng thành phần tự nhiên
Là phương pháp điều trị bệnh chàm khô thể nhẹ. Đối với người bệnh có triệu chứng chàm khô nặng nên kết hợp với Tây y hoặc Đông y. Lưu ý chỉ áp dụng khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Đắp gel nha đam hoặc khoai tây, dưa chuột xay nhuyễn lên vùng da bị chàm khô. Hoạt chất có trong các loại thực vật này giúp làm mát dịu cơn ngứa và cung cấp độ ẩm cho da.
- Lá trầu không chứa các chất kháng sinh giảm viêm, ngứa hiệu quả.
- Dầu dừa cung cấp độ ẩm lớn có thể giảm thiểu tình trạng khô nứt, bong tróc bề mặt cũng như làm mềm da.
Điều trị bệnh chàm khô bằng thuốc Đông y
Đối với những người e ngại tác dụng phụ của Tây y thì bài thuốc Đông y là lựa chọn phù hợp hơn cả. Bởi sự chú trọng giải quyết “tận gốc rễ” vấn đề đem đến hiệu quả lâu dài và ổn định cho người bệnh.
Một liệu trình điều trị bệnh chàm khô bằng y học cổ truyền gồm thuốc ngâm rửa, thuốc bôi và thuốc uống. Các thang thuốc được kê từ trầu không, bí đao, tang bạch bì, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, ích nhĩ tử, bồ công anh… với tỉ lệ hài hòa. Khi kết hợp giúp người bệnh sát khuẩn, giải độc, tiêu viêm và thải độc gan thận từ bên trong. Không chỉ vậy, còn nâng cao hệ miễn dịch; ngăn ngừa bệnh phát triển, tái phát về sau.
Để bài thuốc Đông y phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiêng khem, kiên trì sử dụng trong thời gian dài và đều đặn.
Điều trị bệnh chàm khô bằng thuốc Tây
Ban đầu, bác sĩ thường chỉ định kê thuốc bôi chứa Corticosteroid. Trong một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc như:
- Thuốc chống viêm không steroid: Chỉ định sử dụng cho trường hợp bệnh chàm khô dạng nhẹ, giảm ngứa và viêm nhiễm.
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Là thuốc Calcineurin thường được chỉ định dùng xen kẽ với thuốc Corticoid. Chúng làm giảm tốc độ phát triển bệnh, khống chế phát sinh thêm các triệu chứng.
- Thuốc kháng Histamin: Dành cho bệnh nhân có mức độ ngứa cao, có dấu hiệu bội nhiễm. Amin trong thuốc kiềm chế các phản ứng dị ứng xảy ra từ đó, giảm tần suất và mức độ ngứa.
- Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng khi các triệu chứng của bệnh chàm khô gây tổn thương da. Ví dụ như đau rát, sần đỏ, phù nề, nhiễm trùng… trên da.
Nhờ thành phần kháng sinh, kháng viêm, chống nhiễm trùng có trong thuốc Tây mà chỉ cần sử dụng thời gian ngắn, người bệnh có thể thấy ngay hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Việc tự ý sử dụng thuốc Tây y có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, “nhờn” thuốc thậm chí, là hại gan thận.
Lưu ý để nhanh khỏi bệnh chàm khô
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ các lưu ý dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Chỉ sử dụng thuốc khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia da liễu.
- Kiên nhẫn và nhất quán điều trị bệnh bằng một phương pháp. Nhất là với bài thuốc Đông y có tác dụng chậm.
- Dù bị bệnh về da nhưng vẫn phải tắm và vệ sinh da hàng ngày. Thấm khô nước trên bề mặt da bằng vải sợi mềm. Tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng.
- Không chà xát, không gãi để dứt cơn ngứa.
- Không sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da chứa thành phần kích ứng.
- Cung cấp đủ độ ẩm cho vùng da bị chàm khô, đều đặn 2 lần/ ngày.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cùng với chế độ sinh hoạt điều độ.
- Không tắm ở bể bơi, ao, hồ, sông, suối… những nơi không đảm bảo mức độ sạch của nguồn nước.
Nhìn chung, bệnh chàm khô là một bệnh lý da liễu dễ mắc, dễ tái phát và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng để trở thành bệnh mãn tính. Do đó, khi có các dấu hiệu Eczema, bạn nên đi khám để chữa dứt điểm, ngăn chặn biến chứng.
Nếu bạn cần giải đáp hoặc đặt lịch khám các triệu chứng của bệnh chàm khô. Hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi nhé. Tham khảo sản phẩm thuốc trị viêm da cơ địa và thuốc trị viêm da Siro An bì của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161