Giải Đáp Thắc Mắc Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Sao Không: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Mất ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Cảm giác mệt mỏi, căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu mất ngủ có sao không và làm thế nào để có giấc ngủ ngon và sâu hơn? Hãy cùng khám phá những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả ngay trong bài viết này nhé!                        

1.Lí do mẹ bầu bị mất ngủ khi đang mang thai                                                                    

mất ngủ có sao khôngMất ngủ là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Từ những thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể cho đến các yếu tố tâm lý.                                                                 

Trước hết, sự thay đổi nội tiết tố là một trong những thủ phạm chính. Sự gia tăng hormone progesterone và estrogen có thể gây ra cảm giác buồn nôn, ợ chua, khó tiêu, tim đập nhanh. Và đặc biệt là khó ngủ. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi cũng tác động không nhỏ đến giấc ngủ của mẹ bầu. Càng về cuối thai kỳ, tử cung càng lớn lên, chèn ép vào các cơ quan nội tạng. Gây ra tình trạng khó thở, đau lưng, chuột rút. Khiến mẹ khó tìm được tư thế thoải mái để ngủ.                                               

Ngoài ra, việc đi tiểu đêm thường xuyên cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Sự tăng trưởng của thai nhi gây áp lực lên bàng quang. Khiến mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần trong đêm.Tâm lý lo lắng, căng thẳng cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng mất ngủ. Mẹ bầu thường lo lắng về sức khỏe của bản thân và em bé. Về những thay đổi trong cuộc sống sau khi sinh. Điều này khiến tinh thần không được thoải mái và khó đi vào giấc ngủ. Cuối cùng, chế độ ăn uống không hợp lý. Việc sử dụng chất kích thích như cà phê, trà, rượu cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.                                                                                                                     

2. Triệu chứng mất ngủ ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ bầu như thế nào?                           

mẹ bầu mất ngủCác thay đổi về giấc ngủ của phụ nữ khi mang thai:

  • 3 tháng đầu và giữa thai kỳ: Sự biến động mạnh mẽ của hormone. Đặc biệt là progesterone. Khiến cơ thể mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và có nhu cầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Điều này dẫn đến tình trạng ngủ không sâu và dễ bị thức giấc vào ban đêm.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Tử cung ngày càng lớn, chèn ép các cơ quan nội tạng. Làm mẹ bầu khó tìm được tư thế thoải mái để ngủ. Giấc ngủ trở nên nông, dễ bị gián đoạn, và tổng thời gian ngủ mỗi đêm cũng giảm đi đáng kể.Việc thường xuyên thiếu ngủ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh vặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gián tiếp tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra mẹ bầu có thể  dễ cáu gắt, căng thẳng, khó tập trung, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình. Tinh thần không ổn định có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh, một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh.

Đối với thai nhi, mất ngủ của mẹ có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và các cơ quan khác. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ thường xuyên mất ngủ có thể bị nhẹ cân, khó ngủ, quấy khóc và chậm phát triển so với những trẻ khác.       

3.Cách cải thiện tình trạng mất ngủ của mẹ bầu

Điều chỉnh lối sống

mẹ bầu thiềnGiữ giờ giấc sinh hoạt đều đặn, dậy và ngủ đúng giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Tạo không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, tối, thoáng mát và có nhiệt độ phù hợp. Tắm nước ấm trước khi ngủ để cơ thể thư giãn. Hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính bảng, tivi trước khi ngủ. Tập thể dục đều đặn nhưng tránh tập luyện quá gần giờ ngủ. Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, thiền, hít thở sâu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tránh đồ uống kích thích như cà phê, trà, nước ngọt có ga, rượu, đặc biệt là vào buổi tối. Ăn nhẹ trước khi ngủ để ổn định đường huyết và giảm cảm giác đói. Bổ sung các thực phẩm giàu tryptophan như sữa, chuối, hạnh nhân, gà tây để tăng cường sản xuất serotonin, giúp thư giãn.

Tư thế ngủ

tư thế ngủNgủ nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu đến tử cung và thai nhi. Sử dụng gối kê bụng và chân để giảm áp lực lên lưng và hỗ trợ cơ thể.

Sau khi sinh mẹ nên tận dụng tối đa thời gian ngủ nghỉ, đặc biệt là khi bé ngủ. Thiếu ngủ không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, tinh thần sa sút mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chăm sóc bé và tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Việc có đủ giấc ngủ sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và tận hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào bên con.

Kết luận 

Thông thường con người dành ra 1/3 thời gian cho giấc ngủ, vì vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Để có một giấc ngủ ngon và sâu, các mẹ bầu nên xây dựng một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến thần kinh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *