Rối loạn tiền đình có thể khiến mỗi người có những phản ứng khác nhau với thức ăn. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng cảm giác chóng mặt, trong khi những loại khác lại có thể giúp cải thiện tình trạng. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là yếu tố then chốt trong việc kiểm soát bệnh. Vậy sau đây Nhà thuốc Đức Thịnh Đường sẽ mách bạn những món ăn mà người bệnh rối loạn tiền đình nên và không nên ăn qua bài viết dưới đây nhé!
1.Chế độ ăn có sự ảnh hưởng thế nào đối với người mắc chứng rối loạn tiền đình?
Theo như nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Cụ thể, nếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Bởi trong mỗi loại thực phẩm đều chứa những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện nhanh chóng những triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, việc bổ sung các thực phẩm phù hợp còn giúp rút ngắn thời gian nằm viện, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, giảm chi phí và đặc biệt là giảm tỉ lệ tử vong do bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong điều trị còn giúp cải thiện các rối loạn chuyển hóa do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ ít phải lệ thuộc vào các thuốc, sức khỏe cũng hồi phục nhanh hơn. Vì vậy, lựa chọn các món ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả là điều mà những người mắc bệnh này nên quan tâm.
2. Các loại thực phẩm cần thiết trong thực đơn của người bệnh
Rối loạn tiền đình xảy ra do tổn thương từ hệ thần kinh. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ thần kinh là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các chất dinh dưỡng cụ thể hỗ trợ hệ thống tiền đình khỏe mạnh:
Magie: Magie, với khả năng điều hòa thần kinh và thư giãn cơ bắp. Đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các cơn chóng mặt ở người mắc rối loạn tiền đình. Để bổ sung magie hiệu quả, bạn nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu magie như hải sản, thịt, rau xanh đậm, đậu đỗ, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin C:Để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung vitamin C đều đặn. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, cà chua, dâu tây và rau xanh đậm màu. Việc tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn và giảm thiểu các cơn chóng mặt, đau đầu.
Vitamin D: đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng xơ cứng tai thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Để bổ sung đủ vitamin D, bạn nên ăn nhiều cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, nấm và các sản phẩm từ đậu nành. Điều này không chỉ giúp cải thiện thính lực mà còn bảo vệ sức khỏe xương.
Người bệnh rối loạn tiền đình cần đa dạng hóa chế độ ăn uống với thực phẩm giàu folate
Folate hay còn gọi acid folic hoặc vitamin B9. Tham gia vào quá trình phát triển và phân chia tế bào, sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Vitamin B9 còn tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh ở não. Người cao tuổi mắc bệnh rối loạn tiền đình thường do khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên dùng thực phẩm giàu folate. Chúng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng hệ thống tiền đình ở người cao tuổi.
Những thực phẩm giàu folate từ các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh hoặc các loại trái cây họ cam quýt, bưởi… Ngoài ra, nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B9 là: gan động vật (bò, gà, lợn), bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu bắp, măng tây, các loại hạt như đậu phộng, hướng dương, hạnh nhân. Đó là những thực phẩm giàu folate rất tốt cho sức khỏe của người bệnh.
Một số loại thực phẩm khác người bệnh nên bổ sung:
Acid béo omega-3: Được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi và hạt lanh, omega-3. Có đặc tính chống viêm giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Vitamin B: Vitamin B phức hợp, bao gồm B6 và B12. Đóng vai trò trong chức năng thần kinh. Giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và choáng váng. Một trong những nguyên nhân gây bệnh tiền đình ở người bệnh là do thiếu vitamin B6. Vì vậy, người bệnh cần nhiều vitamin B6 hơn để hệ điều hành tiền đình hoạt động tốt hơn. Các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt sẽ không còn xuất hiện nữa. Vitamin B6 có nhiều nhất trong các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bí ngô, khoai lang, khoai tây, thịt gà, cá, cam, táo, bơ, chuối, hạnh nhân…
Uống đủ nước: Hydrat hóa thích hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Có thể ngăn ngừa các triệu chứng như chóng mặt và choáng váng ở bệnh nhân rối loạn tiền đình. Uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước trái cây rất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình.
3. Người rối loạn tiền đình không nên ăn gì?
Một số yếu tố chế độ ăn uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn tiền đình, bao gồm:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm đóng gói thường chứa nhiều chất bảo quản, muối, đường và chất béo không lành mạnh. Những chất này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, tăng huyết áp. Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
- Đồ uống có cồn: Rượu, bia làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Gây mất cân bằng và làm tăng các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt ở người bệnh.
- Đồ uống có ga: Các loại nước ngọt có ga chứa nhiều đường và caffeine. Có thể làm tăng nhịp tim, gây mất nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
- Caffeine: Caffeine có trong cà phê, trà, sô cô la… Có thể làm tăng huyết áp, gây mất ngủ. Làm tăng cảm giác lo âu, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
- Thực phẩm nhiều muối: Muối làm tăng huyết áp và gây giữ nước. Làm tăng gánh nặng cho hệ tuần hoàn. Có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng chóng mặt.
- Thực phẩm nhiều chất béo: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol trong máu. Gây xơ vữa động mạch. Ảnh hưởng đến lưu thông máu lên não. Từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Kết luận
Chế độ ăn uống đóng vai trò hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Nhưng không thể thay thế thuốc men. Người bệnh cần kết hợp cả hai để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Để có chế độ ăn uống phù hợp và hiệu quả nhất, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Tự ý sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm chức năng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến thần kinh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông