Hướng Dẫn Cách Chữa Cảm Lạnh Tại Nhà

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt trong mùa đông. Bệnh này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ho, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn có thể chữa cảm lạnh tại nhà bằng nhiều phương pháp tự nhiên và hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các biện pháp chữa cảm lạnh tại nhà để giúp bạn nhanh chóng hồi phục.

Nguyên nhân gây cảm lạnh

Cảm lạnh là từ dân gian hay dùng nói về biểu hiện sau khi cơ thể nhiễm lạnh. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh: virus và vi khuẩn phát triển. Thường gặp nhất là Rhinovirus. Tuy nhiên, thực tế có hơn 200 chủng virus có thể gây bệnh cảm lạnh. Do đó, người bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần.

Virus cảm lạnh chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán ra ngoài không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay giao tiếp.

Cảm lạnh là một căn bệnh thường gặp và không có gì đáng ngại với tình hình sức khoẻ của người lớn bình thường. Nhưng nó lại đặc biệt nguy hiểm nếu đối tượng mắc phải là trẻ em. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khi nhiễm cảm lạnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm phế quản,…

chua-cam-lanh-tai-nha-01

Cách chữa cảm lạnh tại nhà 

1. Ăn uống đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cung cấp cho cơ thể đủ các dưỡng chất và năng lượng cần thiết để chống chọi lại tác nhân gây bệnh.

Nên tăng cường dùng nước, nước trái cây, súp và nước canh để giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Các loại vitamin C và kẽm cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh. Đồng thời, người dùng chú ý nên tránh uống rượu, cà phê và đồ uống có ga vì chúng có thể gây mất nước nhiều hơn.

2. Nghỉ ngơi đầy đủ

Sức khỏe tinh thần là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến cơ thể và hệ miễn dịch. Cơ thể làm việc quá sức sẽ dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực, stress, buồn bã, dễ tức giận. Từ đó làm tăng hormone cortisol gây ức chế các tế bào miễn dịch. Vì vậy, khi bị cảm lạnh, việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân nên ngủ đủ giấc, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị cảm lạnh.

chua-cam-lanh-tai-nha-02

3. Làm dịu cổ họng

Đau đau rát cổ họng là triệu chứng phổ biến khi bị cảm lạnh. Do đó, người bệnh nên súc miệng bằng nước muối ấm, ngậm kẹo trị viêm họng. Điều này giúp giảm đau họng và ngăn chặn nguy cơ cảm lạnh trở nên nặng hơn.

4. Làm thông mũi

Tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Và họ có xu hướng thường xuyên xì mũi mạnh để loại bỏ chất nhầy ra ngoài. Việc xì mũi mạnh, thường xuyên có thể gây kích ứng bên trong. Điều này gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi và xoang mũi, dễ dẫn đến viêm xoang. Để làm thông mũi, tốt nhất bệnh nhân nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt.

5. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là một cách giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Cách này không chỉ giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và còn giúp thông mũi, dễ thở. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tắm quá lâu. Khi tắm xong bạn nên giữ ấm cẩn thận, tránh để cơ thể nhiễm lạnh sau đó.

6. Duy trì độ ẩm trong phòng

Giữ độ ẩm môi trường bằng máy tạo độ ẩm khi bị bạn bị cảm lạnh có thể giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở. Điều này sẽ giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên máy cần được thay nước hàng ngày và vệ sinh đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

chua-cam-lanh-tai-nha-03

7. Kê cao gối khi ngủ

Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi thường có xu hướng bị nặng hơn. Việc kê cao gối khi ngủ giúp người bệnh hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn cho bạn.

8. Hạn chế ra ngoài

Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn. Bởi vậy, khi bị cảm lạnh bạn nên hạn chế ra ngoài. Hơn nữa, khi ra ngoài, người bệnh có thể gặp nắng, gió khiến cơ thể mệt mỏi, ốm yếu hơn. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì nên đeo khẩu trang và mặc quần áo ấm tránh gió lùa.

9. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn có thể giảm bớt khó chịu ở vùng mũi cho bạn. Chườm nóng giúp giảm áp lực cho xoang mũi, làm loãng lớp dịch nhầy. Chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giảm đau nhanh chóng.

10. Thuốc điều trị cảm lạnh hiệu quả

Ngoài các cách chữa trị cảm lạnh được kể trên, bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị cảm lạnh. Các loại thuốc này được điều chế từ thành phần thiên nhiên. Do đó, có thể chữa trị bệnh tận gốc và giảm thiểu các tác dụng phụ cho người sử dụng.

Mẹo giải cảm lạnh từ những thực phẩm quen thuộc

Dưới đây là một số mẹo trị cảm lạnh từ các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe:

Nước ấm, chanh và mật ong

Nước ấm giúp làm ấm và dịu cổ họng. Chanh giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn. Khi kết hợp 3 nguyên liệu này sẽ giúp giảm đau họng, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Pha 1 thìa mật ong và nước chanh vào ly nước ấm, uống 2 lần/ngày.

Tỏi

Tỏi có chứa vitamin C, selen và các khoáng chất khác, có khả năng phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Đồng thời, tỏi còn hoạt động như một chất dung môi, giúp thông mũi và loại bỏ các chất nhầy hiệu quả. Tuy nhiên, tỏi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nên lưu ý không sử dụng cách này cho người bị máu loãng.

Trộn hỗn hợp 2 nhánh tỏi với 1 cốc nước ấm, uống mỗi ngày cho tới khi giảm các triệu chứng khó chịu.

chua-cam-lanh-tai-nha-04

Nước dừa

Nước dừa có đầy đủ các chất điện giải. Các chất này giúp bổ sung nước cho cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và cảm lạnh. Ngoài ra, nước dừa còn chứa axit caprylic và axit lauric có tính chống nấm, kháng khuẩn. Do đó, khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể uống thêm nước dừa để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.

Nghệ

Nghệ là một trong những nguyên liệu được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội, giúp giảm nghẹt mũi, viêm xoang mũi và giảm chất nhầy dư thừa. Từ đó, giúp người bệnh dễ thở hơn. Trộn 1/4 muỗng cà phê bột nghệ với 1 ly sữa ấm, uống hằng ngày.

Gừng

Gừng giúp làm ấm cơ thể, có tác dụng hỗ trợ trị ho hiệu quả, giảm nghẹt mũi và kháng virus tốt. Thêm 1 miếng gừng tươi vào nước nóng cùng 1 lát chanh và 2 muỗng mật ong, dùng uống hằng ngày.

Kết luận

Chữa cảm lạnh tại nhà có thể đơn giản và hiệu quả với các biện pháp tự nhiên và thay đổi lối sống. Bằng cách áp dụng các phương pháp trên, bạn có thể giảm thiểu triệu chứng cảm lạnh và cải thiện sức khỏe một cách nhanh chóng. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị hiệu quả nhất.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh cảm lạnh hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé. Tham khảo các sản phẩm thuốc điều trị cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp của chúng tôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *