Cách Trị Đái Dầm Ở Trẻ Em Hiệu Quả

Đái dầm là tình trạng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào ban đêm. Dưới đây là một số cách trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ.

Hiện tượng đái dầm ở trẻ em

Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ ở độ tuổi nhỏ, dưới 4 tuổi. Bởi lúc này cơ thể của bé chưa phát triển toàn diện và hệ thần kinh chưa điều khiển được chức năng của bàng quang khi chứa nước tiểu.

Đa số những trẻ đái dầm khi còn nhỏ thì lớn lên không bị đái dầm nữa. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, bệnh đái dầm không tự khỏi được khi lớn lên và thậm chí có thể tiến triển thành bệnh đái dầm mãn tính. Nếu tới hơn 5 tuổi, thường từ 7 tuổi trở lên mà vẫn xảy ra hiện tượng này thì có thể coi là biểu hiện bất thường. Lúc này, cha mẹ cần quan tâm tới cách trị đái dầm ở trẻ 7 tuổi.

cach-tri-dai-dam-o-tre-em-01

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ đái dầm

Di truyền

Đái dầm ở trẻ là hiện tượng có tính di truyền. Nếu cha mẹ thuở nhỏ bị đái dầm thì khả năng cao con sinh ra cũng có khả năng mắc hiện tượng đái dầm cao hơn.

Do yếu tố thuộc tâm lý

Trẻ em là đối tượng có tâm lý nhạy cảm nên dễ chịu tác động từ môi trường xung quanh. Nếu tâm lý trẻ bị căng thẳng do người lớn quát mắng, bạn bè bắt nạt, trêu chọc, gia đình không hạnh phúc hoặc phải chứng kiến cảnh bạo lực,… trẻ rất dễ gặp hiện tượng đái dầm.

cach-tri-dai-dam-o-tre-em-02

Nguyên nhân thuộc về sinh lý

  • Cấu tạo của bàng quang nhỏ, không thể chứa hết được nước tiểu. Điều này dẫn tới việc khi ngủ, trẻ không thể kiểm soát và đái dầm.

  • Ngủ rất sâu giấc: khi chìm sâu vào giấc ngủ, bộ não của trẻ sẽ không nhận biết được dấu hiệu buồn tiểu nên cơ thể mất tự chủ và đái dầm.

  • Việc sản xuất hormone vasopressin (ADH) bị hạn chế. Loại hormone này có vai trò kiểm soát tiểu tiện cũng như chống lợi tiểu.

Nguyên nhân thuộc về bệnh lý

Trường hợp trẻ mắc phải một số bệnh cũng dẫn tới hiện tượng này. Chẳng hạn như thiếu tiểu cầu, thiếu hồng cầu hình liềm hoặc sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu hay một số bệnh về thần kinh.

Nguyên nhân phổ biến khác là do rối loạn khả năng chế ước của bàng quang. Vốn dĩ trường hợp bàng quang hoạt động tốt, khi đầy, chúng sẽ gửi tín hiệu tới não bộ và não bộ sẽ khiến cho cơ vòng được đóng lại. Tuy nhiên, khi khả năng này không được thực hiện tốt, cơ vòng sẽ tự động mở, khiến nước tiểu bị tống ra bên ngoài.

Cách trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả 

Điều trị bằng chăm sóc

  • Trẻ cần được uống đủ nước. Sau bữa tối nên hạn chế lượng nước bé uống nhằm giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Ban ngày cần cho bé uống đủ nước.
  • Hạn chế việc cho con uống các loại đồ uống có gas, cafein, soda, các loại nước ngọt. Bởi chúng vừa không tốt cho sức khỏe, sự phát triển mà còn chứa chất lợi tiểu.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ. Cha mẹ nên sau mỗi 2 tới 3 tiếng, nhắc nhở con đi tiểu, tránh nhịn tiểu. Đồng thời, cho con tiểu trước khi đi ngủ.
  • Ban ngày, tập cho con thói quen giữ nước tiểu trong cơ thể lâu một chút. Cụ thể là nếu trẻ muốn đi tiểu, cha mẹ có thể dạy con nhịn trong khoảng 4, 5 phút rồi mới đi. Điều này có thể giúp cho bàng quang tăng khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, không nên để con nhịn quá lâu, có thể gây ảnh hưởng xấu.
  • Tránh đánh thức trẻ vào ban đêm để đi tiểu vì có thể sẽ làm trẻ mất ngủ.
  • Nên trò chuyện cùng trẻ về tình trạng đái dầm của trẻ để tìm cách khắc phục.
  • Không nên la mắng hay quát nạt khi trẻ vẫn đái dầm, cần khen ngợi trẻ nếu tình trạng này được khắc phục.

Điều trị bằng các phương pháp tự nhiên

Ngoài việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống thì cha mẹ có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên sau cho bé:

  • Phương pháp massage: dùng dầu oliu để massage bụng dưới để tăng cường các cơ tiết niệu. Đồng thời biện pháp này giúp bàng quang cải thiện khả năng kiểm soát.
  • Cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang: nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đái dầm chính là bàng quang chậm phát triển. Khi trẻ muốn đi tiểu, nên giữ khoảng từ 10-20 phút rồi hẵng để trẻ đi tiểu. Điều này sẽ giúp bàng quang của trẻ được mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang. Thêm vào đó, mẹ cũng có thể sử dụng một số phương pháp nhằm giúp cơ xương chậu của bé được tăng cường. Ngoài ra, để bàng quang mở rộng và vận động, trẻ cần được uống nhiều nước.

Sử dụng các sản phẩm thuốc Đông y

Việc sử dụng các sản phẩm thuốc từ Đông y để trị bệnh đái dầm là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả từ bên trong. Thuốc Đông y thường được bào chế từ những dược liệu có trong tự nhiên. Điều này ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Bạn có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có thể sử dụng để trị đái dầm cho trẻ em.

cach-tri-dai-dam-o-tre-em-03

Kết luận

Đái dầm ở trẻ em là một vấn đề phổ biến. Nhưng hiện tượng này có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả thông qua các phương pháp thay đổi lối sống, biện pháp tự nhiên và y tế. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng này và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh đái dầm hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi ngay nhé. Tham khảo sản phẩm thuốc trị đái dầm của chúng tôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG 

  • Website: www.ducthinhduong.com
  • Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
  • Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *