Viêm da cơ địa ở môi, còn được gọi là viêm da cơ địa môi hoặc eczematous cheilitis, là một tình trạng viêm da cơ địa đặc biệt ảnh hưởng đến khu vực môi. Đây là một trường hợp phổ biến của viêm da cơ địa. Trong đó da xung quanh môi trở nên sưng đỏ, khô và có thể bong tróc, đặc biệt là ở góc miệng. Nhà thuốc Đức Thịnh Đường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây!
1. Viêm da cơ địa ở môi là gì?
Viêm môi cơ địa (chàm môi) là tình trạng viêm hoặc kích ứng da môi, dẫn đến khô, bong tróc, nứt nẻ và gây đau đớn cho người bệnh. Tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều so với môi khô nứt nẻ thông thường và đôi khi liên quan đến viêm môi dị ứng. Môi nứt nẻ thường chỉ xuất hiện tạm thời, trong khi chàm môi là một bệnh mạn tính.
Viêm môi cơ địa cũng có thể là phản ứng của cơ thể đối với các chất gây kích ứng, chẳng hạn như kem đánh răng hoặc son dưỡng môi. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất phát từ viêm da cơ địa ở các vùng khác trên cơ thể lan đến môi.
2. Nguyên nhân gây bệnh
2.1. Di truyền
Thống kê cho thấy có khoảng 60% người bị viêm da cơ địa ở môi và mặt có con cũng mắc bệnh này. Tỷ lệ này có thể lên tới 80% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
2.2. Tiếp xúc với các chất kích ứng
- Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân: Các thành phần trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng, và son dưỡng môi có thể gây kích ứng hoặc dị ứng.
- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm hoặc đồ uống có thể gây phản ứng dị ứng ở môi. Ví dụ như trái cây có tính axit, gia vị cay, hoặc các chất bảo quản và màu thực phẩm.
- Các sản phẩm chăm sóc da và thuốc mỡ: Một số loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa các thành phần gây dị ứng.
2.3. Thay đổi thời tiết
Làn da ở môi của chúng ta thường sẽ bị ảnh hưởng và kích thích trước sự thay đổi của thời tiết đột ngột. Đây là điều kiện cho sự sản sinh của kháng nguyên và hình thành bệnh lý về da phổ biến này.
2.4. Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, một vài yếu tố nguy cơ khác cũng có thể dẫn đến tình trạng bệnh này. Chẳng hạn như:
-
Thói quen thường xuyên liếm môi.
-
Bệnh viêm da cơ địa hay tiền sử bệnh cơ địa mà người bệnh gặp phải.
-
Bị nhạy cảm với nóng hoặc lạnh, bị cảm lạnh, bị cúm.
-
Có sự tiếp xúc với lông của động vật.
-
Người bị các bệnh như HIV, giang mai,…
3. Triệu chứng gây ra viêm da cơ địa ở môi
Để nhận biết bệnh có thể dựa vào các triệu chứng sau:
- Khô và bong tróc
- Nứt nẻ và chảy máu
- Ngứa và rát
- Sưng và viêm
- Thay đổi màu sắc da môi
Các triệu chứng đó có thể xuất hiện ở cả môi trên lẫn môi dưới, hoặc có sự lan rộng ra xung quanh môi cũng như ảnh hưởng đến khu vực da xung quanh miệng.
4. Cách điều trị và phương pháp phòng ngừa
4.1. Cách điều trị
Nên ngừng ngay các thói quen như liếm hoặc cắn môi khi bị viêm da cơ địa và tránh sử dụng các sản phẩm kích thích như son môi. Dưới đây là các phương pháp dưỡng môi được bác sĩ khuyến cáo:
- Sử dụng sáp dầu khoáng hoặc kem dưỡng ẩm không chứa chất kích ứng và không có mùi để làm dịu và dưỡng ẩm cho môi.
- Dùng thuốc mỡ steroid để giảm viêm.
- Áp dụng liệu pháp quang học.
- Trong trường hợp viêm môi cơ địa nghiêm trọng, sử dụng steroid dạng viên uống hoặc kem/thuốc mỡ theo toa của bác sĩ để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng tiến triển.
4.2. Phương pháp phòng ngừa
Việc ngăn ngừa chàm phát triển trên môi là rất khó khăn nếu người bệnh đã mắc viêm da cơ địa ở các vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ viêm môi cơ địa:
- Tránh sử dụng son môi, son dưỡng hoặc mỹ phẩm có chứa nước hoa hoặc phẩm màu.
- Hạn chế uống rượu.
- Uống nhiều nước.
- Dưỡng ẩm cho môi bằng vaseline hoặc sáp dầu khoáng.
- Tránh liếm, cào hoặc cắn môi.
- Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng không chứa cồn hoặc chất khử trùng mạnh.
- Tránh ăn thực phẩm mặn hoặc cay.
Nếu bạn cần giải đáp hoặc đặt lịch khám các thông tin về viêm da cơ địa ở môi. Hãy liên hệ ngay với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi nhé. Tham khảo sản phẩm thuốc trị viêm da cơ địa và thuốc trị viêm da Siro An bì của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161