Hội chứng đại tràng kích thích là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có triệu chứng điển hình là cơn đau thắt bụng tái phát nhiều lần, kèm theo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng đại tràng kích thích xảy ra khá phổ biến, tốn kém và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh, do đó cần được hiểu rõ và quản lý tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tổng quan về hội chứng đại tràng kích thích
Hội chứng đại tràng kích thích là một trong những bệnh đường ruột phổ biến. Tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số. Hội chứng này lành tính. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hội chứng đại tràng kích thích được chẩn đoán phổ biến hơn ở nữ. Tỷ lệ chẩn đoán nữ/nam khoảng 1,25-2/1. Độ tuổi chẩn đoán thường gặp từ 20 – 50 tuổi.
Đặc trưng bởi tình trạng đau bụng tái đi tái lại, thay đổi thói quen đi tiêu, cảm giác chướng và khó chịu ở bụng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương thực thể ở ruột.
Hội chứng ruột kích thích được chia thành bốn loại dựa trên các triệu chứng của người bệnh:
- Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
- Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
- Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (có cả tiêu chảy và táo bón)
- Hội chứng ruột kích thích không xác định
Triệu chứng hội chứng đại tràng kích thích
Triệu chứng đặc trưng của hội chứng ruột kích thích là đau bụng tái phát. Tình trạng đau này có liên quan đến việc đi tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu và tính chất phân.
1. Đau bụng
Đau bụng: Đau không có đặc điểm gì cụ thể, không có vị trí nhất định, đau dọc khung đại tràng, đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc đôi khi chưa ăn xong đã có cảm giác đau, khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Đau thường vào buổi sáng, có thể giảm đau sau đi tiêu. Kiểu đau có thể mơ hồ, không liên tục, người bệnh sẽ gặp những cơn đau quặn, đau từng cơn hoặc âm ỉ do sự rối loạn ruột và tăng nhu động ruột gây ra. Cơn đau tái phát với tần suất phải ít nhất 1 lần trong tuần và kéo dài trong 3 tháng gần đây nhất.
2. Táo bón hoặc tiêu chảy
Dựa vào tính chất phân mà người ta phân loại hội chứng ruột kích thích thể táo bón hay tiêu chảy. Táo bón là tình trạng đi tiêu < 3 lần/ tuần. Tiêu chảy là đi tiêu >= 3 lần/ ngày, kèm theo hình dạng phân thay đổi từ cục, đặc đến nhầy mềm, lỏng nước. Cần lưu ý rằng phân không bao giờ có lẫn máu, nếu có máu phải nghĩ đến những bệnh lý thực thể tại đường ruột.
3. Dấu hiệu khác
Những dấu hiệu lâm sàng khác của hội chứng ruột kích thích gồm:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Chuột rút
- Mệt mỏi
- Đau mỏi cơ
- Rối loạn giấc ngủ
- Cảm giác đi tiêu không hết phân
- Trung tiện nhiều
4. Dấu hiệu báo động
Các dấu hiệu sau được xem là dấu hiệu báo động. Bạn không thể chủ quan mà cần tầm soát những bệnh lý thực thể tại đường tiêu hóa:
- Khởi phát triệu chứng sau 50 tuổi
- Có máu trong phân
- Sút cân ngoài ý muốn
- Sờ thấy u bụng hay trực tràng
- Có các triệu chứng về đêm (đau hay tiêu chảy)
- Thiếu máu
- Sốt
- Báng bụng
- Tiền sử gia đình ung thư đại tràng/ bệnh viêm ruột mạn
Phương pháp điều trị hội chứng đại tràng kích thích
Điều trị hội chứng đại tràng kích thích tập trung nhiều vào chế độ ăn và dinh dưỡng, kết hợp với uống thuốc điều trị triệu chứng nổi trội và thay đổi lối sống khoa học để phục hồi và cải thiện chức năng đại tràng.
Phác đồ điều trị của hội chứng tập trung vào các triệu chứng cụ thể mà mỗi người bệnh gặp. Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc dựa theo triệu chứng bệnh. Đồng thời, hướng dẫn người bệnh về chế độ dinh dưỡng, các chất cần bổ sung và những loại thực phẩm, các chất cần tránh do gây dị ứng nếu có.
Những loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích gồm:
- Thuốc chống co thắt
- Thuốc điều trị tiêu chảy
- Thuốc điều trị táo bón
- Các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ
- Thuốc an thần, giảm lo âu
- Lợi khuẩn đường ruột
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện theo chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả. Đồng thời, hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều gluten như lúa mì, yến mạch, ngũ cốc. Người dị ứng với protein trong những loại thực phẩm này cần loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn.
Người bệnh được khuyến khích ăn theo chế độ FODMAP thấp. Chế độ này giúp ổn định ruột già và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Đây là chế độ kiêng ăn các loại thực phẩm là carbohydrate chuỗi ngắn như táo, dưa hấu, hoa quả đóng hộp nói chung, sữa tươi có lactose, phô mai, sữa chua, fructose và các loại trái cây có lượng fructose cao, mật ong, các loại cây họ đậu, củ dền, bông cải xanh, lúa mì và các loại đồ uống có cồn.
Hội chứng đại tràng kích thích có nguy hiểm không?
Hội chứng đại tràng kích thích không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Các ca bệnh này thường được phát hiện ở mức độ nhẹ.
Ở một số trường hợp nhẹ, bệnh cũng có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc, chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, khi nghi ngờ bị hội chứng ruột kích thích hoặc được chẩn đoán bệnh, bạn không nên căng thẳng hay lo lắng vì điều này sẽ khiến cho triệu chứng của bạn trở nên nặng hơn.
Dù vậy, người bệnh cũng không được chủ quan và nghiêm túc điều trị bệnh. Nếu chủ quan, các triệu chứng có thể nặng thêm và kéo dài, ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. Người bệnh cũng cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ để loại trừ những bệnh lý thực thể nguy hiểm ở đường tiêu hóa.
Nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh đại tràng hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua Fanpage hoặc website của chúng tôi. Tham khảo sản phẩm thuốc trị đại tràng của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông