Bệnh viêm da cơ địa bàn tay là một tình trạng da thường gặp, gây ra sự viêm nhiễm và kích ứng trên lòng bàn tay và ngón tay. Đây là một vấn đề sức khỏe da khá nghiêm trọng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ về các triệu chứng mà bệnh này gây ra. Hôm nay, cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay dưới đây nhé.
Viêm da cơ địa bàn tay là gì?
Viêm da cơ địa bàn tay (Atopic Dermatitis – AD hand) là một loại viêm da dị ứng thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bàn tay. Nhưng chủ yếu thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay, ngón tay và cẳng tay. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng, nổi mụn nước hoặc khô, nứt nẻ da.
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa bàn tay
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa bàn tay chủ yếu liên quan đến mất cân bằng độ ẩm và dầu tự nhiên trên da. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo:
Da khô: Da khô thiếu nước và dầu tự nhiên, khiến da dễ bị tổn thương và kích ứng.
Môi trường: Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như gió lạnh, không khí khô, ánh nắng mặt trời mạnh, hoá chất hay chất gây kích ứng có thể làm da mất độ ẩm và gây viêm da.
Sử dụng sản phẩm da không phù hợp: Sử dụng các loại xà phòng, nước rửa tay, kem chống nắng. Hoặc các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể làm da mất độ ẩm và dễ kích ứng.
Công việc và hoạt động hàng ngày: Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, dung môi, nước, bụi bẩn trong công việc. Hoặc hoạt động hàng ngày có thể gây viêm da cơ địa bàn tay.
Di truyền: Nếu có người trong gia đình mắc bệnh viêm da cơ địa, khả năng bạn mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Điều này cho thấy có sự liên quan giữa gen và bệnh viêm da cơ địa.
Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bàn tay là gì?
Bệnh viêm da cơ địa bàn tay có những dấu hiệu rõ rệt như sau:
- Cơn ngứa kéo dài và các nốt mụn đỏ: Dấu hiệu đáng chú ý nhất của bệnh là cơn ngứa kéo dài và xuất hiện các nốt mụn đỏ trên ngón tay và bàn tay.
- Bong tróc và rỉ nước: Nhiều trường hợp, da bàn tay và ngón tay bị bong tróc và có thể rỉ nước.
Các dấu hiệu khác nhau ở từng giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa bàn tay:
- Viêm da cấp tính: Da bàn tay sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ tròn, dày cộm và có mụn nước li ti. Vùng da xung quanh nốt mụn có quầng rõ ràng. Cảm giác ngứa kéo dài và gãi có thể gây mủ viêm.
- Viêm da cơ địa ở tay bán cấp: Giai đoạn này có triệu chứng nặng hơn, bên cạnh cơn ngứa và bong tróc da, người bệnh còn có đau nhức vùng da tổn thương và các khớp tay. Da trở nên cứng hơn, lớp sừng dày hơn và có thể nứt máu trong mùa đông.
- Viêm da mãn tính: Vùng da tổn thương trở nên lichen hóa, khó điều trị hơn. Trẻ em bị viêm da cơ địa ở tay giai đoạn này thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và kém ngủ hơn.
- Để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bàn tay
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bàn tay có thể bao gồm các biện pháp sau:
Dưỡng ẩm da: Sử dụng kem dưỡng ẩm đặc biệt cho da khô và nhạy cảm hàng ngày. Để giữ cho da được đủ độ ẩm.
Tránh tiếp xúc với chất kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, dung môi, nước, bụi bẩn. Đeo găng tay là cần thiết khi làm việc để bảo vệ da.
Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ: Chọn các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không chứa hương liệu và chất gây kích ứng. Tránh sử dụng xà phòng hay nước rửa tay quá mạnh.
Sử dụng thuốc chống viêm: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm da như corticosteroid. Giúp giảm viêm và ngứa.
Điều trị nhiễm trùng: Nếu da bị nhiễm trùng. Cần sử dụng thuốc kháng vi khuẩn hoặc thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh các tác động môi trường: Bảo vệ da khỏi tác động môi trường. Bằng cách sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài và giữ ấm cho tay trong thời tiết lạnh.
Điều chỉnh lối sống: Hạn chế để bản thân bị stress, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Những biến chứng có thể mắc phải khi bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa bàn tay có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm:
- Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Hơn 50% trẻ bị viêm da cơ địa dễ mắc thêm bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô. Đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Viêm da thần kinh mãn tính: Bệnh có thể bị biến chứng thành viêm da thần kinh mãn tính, với biểu hiện trên da có xuất hiện vảy và ngứa mãn tính. Nếu người bệnh càng gãi thì sẽ càng ngứa, có thể khiến vùng da dễ bị tổn thương, đổi màu, dày lên.
- Nhiễm trùng da: Da sẽ bị tổn thương do gãi quá nhiều gây ra các vết lở loét, vết nứt trên da. Làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và vi rút.
- Viêm da tay: Viêm da cơ địa da tay có thể sẽ gây ra biến chứng. Gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là đối với những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, có tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa nhiều.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng: Do tiếp xúc nhiều với các hóa chất công nghiệp, hóa mỹ phẩm hay ô nhiễm môi trường. Bệnh này có thể biến chứng thành viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng.
- Rối loạn giấc ngủ: Việc bị ngứa nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ như: Ngủ không ngon giấc, tỉnh dậy lúc nửa đêm. Gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa bàn tay
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa bệnh khởi phát bằng những cách sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên: Hãy tắm và rửa tay đúng cách, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi, sau khi chơi thể thao hoặc tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên da.
- Dưỡng ẩm da: Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Để giữ cho da luôn mềm mịn và tránh bị khô gây nứt nẻ và viêm nhiễm.
- Hạn chế tắm nước nóng: Nước nóng có thể kích thích da và gây ngứa. Nên hạn chế tắm nước nóng để giữ cho da không bị kích ứng.
- Lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ: Chọn nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ và phù hợp với làn da của bạn. Đọc kỹ thành phần để tránh gây kích ứng cho da.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích: Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia và tránh hút thuốc lá. Vì chúng có thể gây dị ứng và gây ngứa ngáy trên da.
- Không tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng: Nếu bạn có triệu chứng dị ứng, hãy tìm kiếm sự chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc chống dị ứng và uống theo ý muốn của mình.
Kết luận
Tóm lại, bệnh viêm da cơ địa bàn tay có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm vảy, ngứa, sưng, đau và khó chịu. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trên da tay. Hãy tìm kiếm sự chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ. Nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh và tránh các biến chứng tiềm năng.
Ngoài ra, nếu bạn cần giải đáp vấn đề liên quan đến các triệu chứng về viêm da cơ địa hãy nhanh tay liên hệ với Nhà thuốc Đức Thịnh Đường qua hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161 nhé. Tham khảo ngay sản phẩm thuốc trị viêm da cơ địa và thuốc trị viêm da Siro An bì của chúng tôi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐỨC THỊNH ĐƯỜNG
- Website: www.ducthinhduong.com
- Địa chỉ Hải Phòng: 8/5/47 phố Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Hotline: 0225.3826.056/ 0966.898.161
- Địa chỉ Hà Nội: 32/12 phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0989.602.169/ 0968.898.161